tai-sao-cung-no-luc-lam-viec-nhu-bao-nguoi-khac-tham-chi-hon-ma-thu-nhap-van-thap-1679676276.jpeg
 

Mình có 1 vài người anh, 35-40 tuổi, 1-2 đứa con và giờ vẫn đang thất nghiệp.

Mình cũng có 1 vài người bạn, người em, 25-3x tuổi, người thất nghiệp, người lương 5-6tr/tháng, người 1-2 tháng chuyển 1 công ty (cứ hết tháng thử việc là out hoặc bị out)

Và mình tin chắc rằng bạn, hoặc xung quanh bạn cũng có rất nhiều người tương tự. Và sẽ có 1 điều mà bạn hay chính người đó cũng đang trăn trở:

- Xuất phát điểm nhiều khi còn rất tốt, thông minh, nỗ lực. Ra trường thậm chí còn có công việc tốt, thu nhập khá ổn. Làm việc còn nhiều gấp rưỡi người khác. Nhưng tại sao h lại lâm vào cảnh “túng quẫn” như thế này ???? (Bỏ qua sự xuất hiện của con Covid, vì điều này xảy ra từ trước Covid rồi, giờ rõ ràng hơn thôi)

Lúc đầu mình định đưa ra ví dụ minh họa để mọi người có thể tưởng tượng ra vấn đề 1 cách dễ dàng nhất. Nhưng chợt nhớ ra những người cần đọc bài này nếu viết dài thì họ sẽ ko đọc =)) Nên thôi, vào thẳng vấn đề luôn cho nó gọn (vẫn chưa gọn lắm, cơ mà ko phí thời gian của mn đâu)

Câu hỏi phía trên sẽ được trả lời qua 2 từ sau, hãy nhớ kỹ:

“HỆ GIÁ TRỊ” và “SỰ TẬP TRUNG”

Và cụ thể nó như nào?

1- HỆ GIÁ TRỊ:

Đã bao giờ bạn tự hỏi về mức lương của mình chưa? Tại sao mình lại có mức lương đó? Nếu bạn trả lời đc câu này thì cũng đồng nghĩa với việc bạn cũng sẽ biết bạn cần làm gì để tăng nó lên. Nhưng phần lớn thì lại là KHÔNG.

Khi phỏng vấn mình luôn hỏi các bạn ứng viên:

- Em mong muốn mức lương bao nhiêu?

- Và, tại sao e lại mong muốn mức lương này?

Thì:

30% trả lời: Mức đó thì mới đủ để e sống ạ

30% khác trả lời: Vì e thấy cty a chị đăng tuyển mức lương đó ạ

15% khác: Em có kinh nghiệm và e thấy mức lương đó phù hợp

15% khác nữa: Công ty cũ của em mức lương như vậy, em muốn phải = hoặc cao hơn

10% còn lại: thập cẩm

Hầu hết các bạn đều ko hiểu rằng nếu lương các bạn 8tr, thì các bạn đã tạo ra được GIÁ TRỊ tương đương với 8tr, tiền chỉ là quy đổi và định mức cho giá trị đó của bạn.

Vậy nên khi ứng tuyển, hãy hạn chế những câu tl kiểu:

- Lương đủ để e sống (e muốn đủ sống thì hãy nâng giá trị của bản thân lên để đạt mức đủ sống của e, ko cty nào trả e 1 mức lương cao hơn năng lực của e chỉ vì nó đủ để e sống đâu)

- Công ty cũ của em mức lương như vậy, e muốn phải = hoặc cao hơn (ủa vậy tại sao e phải nghỉ việc ? Việc của e là chứng minh năng lực của e xứng đáng nhận được mức cao hơn. Chứ ko phải lôi mức cty cũ đã trả ra để làm mốc mà cty mới phải trả)

Rất rất nhiều bạn bị “ám ảnh” bởi những kết quả “trong quá khứ”. Bạn đã từng được 15tr trong quá khứ, ko có nghĩa là hiện tại bạn sẽ được từ đó trở lên (đó chỉ là sự mong muốn của bạn). Và cũng đừng cố gắng để deal một mức lương thật cao làm gì. Vì nếu bạn được trả cao hơn giá trị bạn mang lại: cty càng có nhiều ng` thu nhập cao hơn giá trị mang lại, thì sẽ kéo dần tới lỗ, và phá sản. Vậy nên 1 là cty sa thải bạn, 2 là tất cả cùng sụp đổ. Dù 1 hay 2 thì bạn vẫn phải dừng công việc đó lại.

VẬY NÊN:

- Hãy nhìn vào biểu đồ 2. Cho dù là bạn có cố gắng, chăm chỉ đến mấy, mà tốc độ phát triển giá trị của bản thân thấp hơn tốc độ trung bình của xã hội. Thì việc bạn bị đào thải là việc hết sức bình thường. Đó cũng chính là lý do tại sao có những người quá khứ thu nhập 15-20tr, nhưng hiện tại tìm công việc 7-8tr còn khó khăn. Quá khứ bạn cấy rất giỏi, nhưng hiện tại ngta dùng máy hết rồi bạn, công suất cao gấp 30 lần thôi.

- Và cũng ở biểu đồ 2, chúng ta có thể thấy phần lớn mọi người đều rất nỗ lực trong 1-3 năm đầu làm việc. Và sau đó phân làm 2 loại:

* Người thu nhập thấp: giá trị mang lại cao trong vài năm đầu. Sau đó nghĩ rằng như vậy là đủ, và ngủ quên trong ngay những năm tháng bắt đầu. Hệ giá trị giảm dẫn tới thu nhập giảm. Và khi hệ giá trị thấp hơn quá nhiều so với giá trị trung bình của xã hội thì sẽ thất nghiệp và ko thể xin việc.

* Người thu nhập cao: sau 1 vài năm đầu đi làm, họ nhận ra đc việc nâng cao giá trị, phát triển bản thân là điều vô cùng quan trọng. Và càng ngày họ sẽ càng nâng cao bản thân cũng như thu nhập của mình. 2 mũi tên đỏ và xanh đi ngược chiều, nên khoảng cách sẽ xa nhau gấp bội, tạo nên sự phân cấp nhanh chóng giữa giàu và nghèo.

Lựa chọn là ở bạn, ko có sự “may mắn” hay “bất công” nào ở đây cả, và nếu có thì nó chỉ là thứ yếu mà thôi.

2- SỰ TẬP TRUNG

Liên quan mật thiết với HỆ GIÁ TRỊ, đó chính là SỰ TẬP TRUNG. Đây chính là thứ mà chúng ta dễ bị CÁM DỖ nhất

Tại sao nói “sự tập trung” liên quan mật thiết tới “hệ giá trị”. Bởi trong hệ giá trị, những giá trị tầm thấp khá dễ dàng để chúng ta gia đạt được. Nhưng khi tầm trung và cao nó sẽ cần một sự học hỏi và phát triển rất mạnh. Mọi người khi đến ngưỡng này đều lưỡng lự giữa việc leo tiếp hay ko, và đa số chọn dừng lại. Cụ thể hơn nhé!

Những năm đầu ra ta thường ở những vị trí thấp, những công việc thấp, chúng ta dễ dàng học và rèn luyện đc. Và sau 1 thời gian chúng ta đều muốn gia tăng THU NHẬP, như đã nói ở phía trên, ta cần phát triển bản thân mạnh mẽ hơn nữa. Nhưng lại có 1 cách dễ hơn, mà hầu hết mọi người lựa chọn, đó là giữ nguyên hệ giá trị và tăng thời gian làm việc (biểu đồ 1).

Ví dụ cụ thể:

- Sáng bán xôi, trưa bán bún, tối bán bánh mì kèm trà đá

- Ngày làm lễ tân, tối bán hàng online

- Chân trong chân ngoài, vừa đi làm công ty, nhận thêm vài ba cái việc bên ngoài. Vừa có lương cty mà lại thêm thu nhập.

~> Và ngta cứ nghĩ rằng mình làm như vậy là “nỗ lực”, nâng cao thu nhập, mà vô thức đẩy mình vào mũi tên đỏ ở biểu đồ 1. Bạn sẽ phải cày như trâu, và tăng thời lượng làm việc gấp bội (vì h` bạn đã bắt đầu làm từ phần cổ trở xuống rồi, chứ ko phải từ cổ trở lên). Thu nhập của bạn tăng nhưng sẽ theo cấp số cộng. Và khi đến ngưỡng nó sẽ dừng. Giống như trên biểu đồ 1, một ngày có 24h, nếu bạn làm liên tục 18-24h/ngày thì mũi tên quay đầu xuống đáy. Ko phải vì làm nhiều mà tiền lại ít đi, mà bạn yếu dần, và chết mòn, thì lấy đâu ra thu nhập. Chưa tính cv hiện tại bị ảnh hưởng, lâu dài mất cả chì lẫn chài.

Đây cũng là thứ mình vẫn hay chia sẻ với ae đi cùng.

“Muốn có tiền chẵn thì đừng nhặt tiền lẻ nữa”.

“Năng nhặt thì chỉ chặt bị thôi, chứ có mấy người giàu vì nhặt nhạnh đâu”.

Chỉ có SỰ TẬP TRUNG cao độ mới giúp nâng cao HỆ GIÁ TRỊ được. Và khi bạn nâng cao được giá trị bản thân, thì THU NHẬP là KHÔNG GIỚI HẠN (Mũi tên xanh của biểu đồ 1)

Từ ngày đầu tiên mình đi làm cách đây cũng gần chục năm. Lương 4,5-5tr/tháng đều như vắt tranh, chỉ đủ tiền xăng, mặc dù top 1 doanh số cty. Nhưng mình ko quan tâm, quan trọng là mình phát triển đc cái gì. Và từ sinh viên mới ra trường, sau 6 tháng giữ vững top 1 thì mình đc lên trưởng phòng với mức thu nhập 18tr/tháng (Trong khi giám đốc lương 7tr, vì mình ăn theo doanh số).

Và cứ con đường đó mình tiếp tục đi. Lương mình lên 20tr, 50tr, 100tr-200tr/tháng. Tất cả những gì mình làm chỉ là “Sự Tập Trung vào Hệ Giá Trị”. Chỉ làm 1 việc, và làm thật giỏi việc đó. Nếu đi theo con đường này, thu nhập của bạn sẽ tăng theo cấp số nhân (mũi tên xanh trong biểu đồ 1). Khi bạn đã thực sự có giá trị, bạn ko cần tìm việc, việc sẽ tìm bạn.

Và hãy luôn nhớ:

“Không quan trọng là bạn làm việc gì, mà quan trọng là bạn làm việc đó như thế nào !”

Theo Đức Nguyễn

www.facebook.com/groups/tamsu.content/