Đầu những năm 2000, khi thập kỷ đầu tiên sau chủ nghĩa cộng sản bắt đầu khép lại, Tổng thống Nga Yeltsin khi đó phải tìm kiếm một người kế vị để ngăn chặn tình trạng hỗn loạn khi nền kinh tế Nga chao đảo từ khủng hoảng này sang khủng hoảng khác.

>> Sự trỗi dậy của những ông trùm Đông Âu - Kỳ 3: Sức mạnh của quan hệ gia đình

>> Sự trỗi dậy của những ông trùm Đông Âu -  Kỳ 2: Bình minh của các chính quyền dân chủ

>>Sự trỗi dậy của những ông trùm Đông Âu - Kỳ 1: Những cánh chim đầu đàn

 

Vào đêm giao thừa trong năm 1999, ông Yeltsin từ chức và ủng hộ Vladimir Putin – cựu đại tá KGB – lên ngôi Tổng thống. Sau khi lên nắm quyền, ông Putin nhanh chóng bắt đầu định hình lại cấu trúc quyền lực của đất nước.

Trong vòng 3 năm, ông đã phá tan sự độc lập chính trị của một kẻ đầu sỏ. Nhà môi giới đầy quyền lực Vladimir Berezovsky và ông trùm truyền thông Vladimir Gusinsky khi ấy đã trốn khỏi đất nước. Năm 2003, Mikhail Khodorkovsky – từng là người giàu nhất nước Nga – đã bị bắt và bỏ tù vì tội trốn thuế và gian lận. Một năm sau, Chính phủ bắt đầu bán tháo các bộ phận tại công ty dầu mỏ của Mikhail Khodorkovsky, phần lớn hiện thuộc về công ty dầu quốc doanh Rosneft. Sau 10 năm trong tù, Khodorkovsky đã được Tổng thống Putin ân xá vào tháng 12/2013. Hiện ông đang sống ở Luân Đôn.

Sự chuyển giao quyền lực cũng tạo ra một thế hệ tỷ phú mới không ngừng thịnh vượng trong những năm ông Putin tại vị. Hiện ông Putin đã nắm quyền được hơn 2 thập kỷ.

Arkady Rotenberg, Nga

Tổng tài sản: 2.1 tỉ USD

Arkady Rotenberg sinh ra ở Leningrad năm 1951. Lúc còn trẻ, ông gặp và kết giao với Tổng thống Putin thông qua môn võ judo. Rotenberg sau đó làm người dạy võ và tổ chức các giải đấu trên khắp nước Nga sau khi Liên Xô đổ vỡ. Cuối cùng, ông bước chân vào câu lạc bộ do tỷ phú Gennady Timchenko thành lập và ông Putin đang là vị trí Chủ tịch danh dự của câu lạc bộ này.

Rotenberg bắt đầu gầy dựng một đế chế kinh doanh sau khi ông Putin lên nắm quyền điều hành quốc gia. Trong năm 2011, ông mua cổ phần tại Ngân hàng SMP – vốn bị Mỹ trừng phạt sau khi Nga sáp nhập Crimea. Trong năm 2007, ông thành lập Stroygazmontazh, công ty xây dựng đường ống dẫn khí, với người em trai Boris Rotenberg. Ông Boris Rotenberg sau này cũng trở thành tỷ phú.

Chỉ 1 năm sau đó, hai anh em thâu tóm 5 công ty và trong năm 2014, họ kiểm soát controlled the main pipeline-builder for Gazprom, nhà xuất khẩu khí gas lớn nhất nước Nga. Công ty của họ - vốn cũng xây dựng chiếc cầu kết nối giữa Nga với Crimea – được cho là đã bán cho các công ty liên kết với Gazprom trong năm 2019.

Cũng giống như Potanin, ông Rotenberg chơi khúc côn cầu với Tổng thống Pitin và không ngần nghị nói về sự trung thành mà ông giành cho Putin. “Chúng tôi là bạn của nhau và chúng tôi vẫn sẽ duy trì mối quan hệ này dù cho chuyện gì có xảy ra đi chăng nữa”, Rotenberg cho biết trong cuộc phỏng vấn gần đây với RT.

2004-2013: EU và Thế giới

Khi Putin nắm quyền lãnh đạo nước Nga, các đồng minh cũ ở Đông Âu đang hướng nhìn về phương Tây. Họ đang cố gắng gia nhập vào Liên minh châu Âu (EU) và khối NATO, cải cách lại hệ thống pháp lý và làm cho hài hòa các thông lệ kinh doanh. Trong các làn sóng giữa năm 2004 và 2013, 11 quốc gia từng theo chủ nghĩa cộng sản đã gia nhập vào EU và 5 quốc gia chấp nhận đồng Euro. Nhờ sự cởi mở và linh hoạt của các nền kinh tế cũng như khả năng tiếp cận dễ dàng đến thị trường 500 triệu người, những tỷ phú tự thân bắt đầu xuất hiện nhiều hơn.

Ivan Chrenko, Slovakia

Tài sản: 1.4 tỉ USD

Sinh năm 1967 tại Sala (Tiệp Khắc), ông Chrenko đặt cược lớn vào bất động sản chỉ vì một sự kiện rất tình cờ. Doanh nghiệp đầu tiên của ông ở Slovakia (bán thiết bị âm thanh) rơi vào cảnh phá sản và ông chỉ còn lại mỗi nhà kho để bán. Nhưng cũng nhờ đó, ông bắt đầu dấn thân vào thị trường bất động sản.

Vào giữa thập niên 90, ông đang đổ dồn mọi nỗ lực vào thị trường bất động sản, trong khi đó, Công ty của ông, HB Reavis, đã xây dựng văn phòng đầu tiên ở Bratislava – thủ đô non trẻ của đất nước. Công ty này đã nhanh chóng ăn nên làm ra với Aupark – một trung tâm mua sắm ở trung tâm thành phố.

Vào cuối năm 2005, chỉ hơn 1 năm sau khi Slovakia gia nhập EU, công ty sở hữu trung tâm mua sắm lớn nhất của EU là Netherlands-based Rodamco Europe NVđã mua lại 50% khu phức hợp Aupark. Cuối cùng, HB Reavis hốt bạc gần 400 triệu Euro (tương đương 440 triệu USD), bao gồm cả cổ tức.

Với số tiền khổng lồ trên, ông Chrenko nhanh chóng chớp lấy cơ hội khi biên giới và các rào cản tài chính vụn vỡ. HB Reavis hiện có hơn 2 tỉ USD tài sản đang xây dựng dở dang, với các dự án từ Luân Đôn và Berlin cho đến Warsaw và Budapest.

Chrenko cũng né tránh giới truyền thông. Ông rời khỏi vị trí Tổng giám đốc trong năm 2013 và không muốn tham gia phỏng vấn. HB Reavis liệt kê hàng tá người điều hành trên trang web công ty và Chủ tịch Chrenko thì xuất hiện ở dưới cùng của trang với chức danh thành viên hội đồng quản trị không điều hành.

Còn tiếp...

Vương Đông (Theo Bloomberg)

FILI