Những kẻ đầu sỏ chính trị, những vị tỷ phú và những ông trùm trong giới kinh doanh dần dà trở thành biểu tượng của Đông Âu cũng như hình ảnh của những thảo nguyên vô tận, những khối bê tông chắc chắn hoặc thợ sửa ống nước người Ba Lan.

Và chỉ mới 1 thế hệ trước, bóng dáng của những ông trùm còn rất hiếm hoi. Họ trỗi dậy từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu khi các nền kinh tế lên kế hoạch tập trung nhường chỗ cho các thị trường cởi mở và nới rộng khoảng cách thu nhập.

Năm 1989, đây rõ ràng là thời điểm chẳng thể quay đầu. 30 năm về trước, người La Mã trỗi dậy, đồng thời Vaclav Havel trở thành Tổng thống của Tiệp Khắc. Trong những ngày cuối cùng của năm 1989, Tổng thống Ba Lan đã ký vào một chương trình kinh tế mới, từ đó mở cửa chào đón chủ nghĩa tư bản đến với đất nước và tạo nền móng cho những biến chuyển tại khu vực Đông Âu. Liên Xô những tưởng sẽ kéo dài thêm 2 năm nữa, nhưng rồi lại sụp đổ.

Vào thời điểm chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các quốc gia từng được gọi là khối phía Đông nhanh chóng hòa nhập vào thế giới mới, thế giới thị trường rộng mở. Đi cùng với đó là thế hệ ông trùm mới từ Almaty đến Prague, từ Moscow đến Zagreb. Nhiều trong số họ dần trở thành huyền thoại đại diện cho lối sống xa hoa hoặc những ảnh hưởng về chính trị. Thậm chí sau 30 năm, danh sách những người giàu nhất của Đông Âu vẫn còn đâu đó một sắc thái của Liên Xô.

“Nhiều người từng có quyền lực dưới thời chủ nghĩa cộng sản vẫn còn duy trì được quyền lực theo cấu trúc mới”, Mark Mobius, nhà đầu tư kỳ cựu và là người sáng lập lên Mobius Capital Partners, cho biết. “Khác biệt ở đây là với hệ thống theo định hướng thị trường, một số ông trùm thời xa xưa không thể điều chỉnh theo chế độ mới và vì thế dần biến mất, trong khi những doanh nhân trẻ dần nổi lên trở thành làn sóng mới”.

Một nửa người giàu có nhất của Đông Âu đến từ một nhóm cận kề với quyền lực vào thời điểm chủ nghĩa cộng sản kết thúc hoặc hưởng lợi từ quá trình tư nhân hóa (hoặc cả hai). Những vị tỷ phú tự thân quả là hiếm có tại thời điểm đó, họ cũng nghèo hơn và phần lớn đến từ các quốc gia có ít tài nguyên hơn và yếu về mặt chính trị hơn.

Sự trỗi dậy – và đôi khi là sự gục ngã – của những ông trùm Đông Âu cũng làm nổi bật lên câu chuyện “thay da đổi thịt” của Đông Âu trong 30 năm qua. Những câu chuyện này cũng mang lại cái nhìn thoáng qua về giai đoạn “độc nhất vô nhị” của lịch sử.

Những cánh chim đầu đàn cuối thập niên 80

Sự đi xuống về kinh tế là nguyên nhân chính đằng sau những biến động chính trị tại thời điểm đó. Vào những năm 1980, nhiều quốc gia bị buộc phải từ bỏ các chương trình xã hội xa hoa hoặc phải vay nợ để duy trì sự tồn tại. Khi thập niên 80 gần khép lại, cánh cửa hẹp dần mở ra đối với những nhà đầu tư tư nhân cơ hội và sẵn sàng tận dụng lúc các Chính phủ thiếu tiền mặt để làm lợi cho mình. Quá trình này phần lớn chưa được lên kế hoạch từ trước, không có cấu trúc rõ ràng, bừa bãi, lộn xộn, nhưng lại có ích cho những ai biết chúng.

Petr Kellner, Cộng hòa Séc

Tài sản: 12.8 tỷ USD

 

Petr Kellner

Sinh ra ở Tiệp Khắc vào năm 1964, Kellner học chuyên ngành kinh tế và đi bán máy photocopy hiệu Ricoh ngay sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đổ vỡ sau cuộc cách mạng. Nhưng năm 1989,  cuộc đời ông bỗng lên hương, khi Chính phủ tư bản mới lại bắt đầu bán tài sản theo một chương trình duy nhất: Họ trao chứng từ cho công chúng – những chứng từ này có khả năng đổi lấy cổ phiếu của các công ty. Để tận dụng các chứng từ này, ông Kellner và các đối tác thành lập công ty mà sau này trở thành Tập đoàn PPF trong năm 1991 – trong đó ông kiểm soát 99% công ty.

Sử dụng chứng từ và vay thêm nợ, PPF bắt đầu tích lũy tài sản và mua 20% cổ phần tại Ceska Pojistovna – công ty bảo hiểm lớn nhất của quốc gia. Vào năm 2013, ông bán lượng cổ phần này cho Generali của Italy với giá 3.3 tỷ USD và từ đó, tạo nên nền móng của sự giàu có.

Hoạt động của PPF trải dài qua nhiều ngành khác nhau: Tài chính, viễn thông, công nghệ sinh học, bất động sản và kỹ sư. Home Credit Group – công ty liên kết với PPF – là một trong những công ty cho vay tiêu dùng lớn nhất ở Trung Âu và Đông Âu, đồng thời đã mở rộng sang Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Kazakhstan.

Kellner hiếm khi xuất hiện trước công chúng. Trong cuộc phỏng vấn 17 năm về trước, ông mô tả thế giới hậu cộng sản như “một cơ hội trời cho mà khó có thể lặp lại được”. Kellner nói với tờ Mlada Fronta Dnes rằng: “Tôi có khả năng tìm người có năng lực, đánh giá rủi ro và hy sinh ngắn hạn để nuôi các dự án dài hạn”.

Còn tiếp...

Vương Đông (Theo Bloomberg)

FILI