Giờ thì nói đôi chút về "Ẩm" chứ nhỉ!

Saigon thời đó, từ tầng lớp bình dân cho đến công chức, chủ cả... chẳng ai xa lạ về bia...Con cọp, hay còn gọi là bia la de, nó nổi tiếng đến nỗi mà dân chạy xe ba gác máy, xe lam, xe " cam nhông" khi gặp cảnh chiếc xe mình chạy hao xăng, thường than thở: " cái xe tao nó uống xăng... như uống la de😂😂😂)

 

Vậy bia la de nó là của ai, nó thứ bia làm sao?

Sau thời gian sưu tầm tư liệu khá vất vả, tôi mới biết được nó là là như thế này:
Thời đó, Nhà máy bia BGI xuất hiện ở Saigon, BGI viết tắt của Brasseries (hãng nấu bia) Glacières (hãng nước đá) d’Indochine (Đông Dương) tức là Hãng bia và nước đá Đông Dương. Khởi đầu, BGI thâm nhập miền Nam chỉ với mục đích sản xuất nước đá để tiêu thụ tại một xứ nhiệt đới, do một anh kỹ sư Công Nghiệp (Arts et Métiers – Paris) sĩ quan hàng hải, Victor Larue, giải ngũ tại Sài Gòn thành lập năm 1875. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, BGI bắt đầu chuyển sản xuất bia và nước giải khát. Nhà máy BGI nổi tiếng nhất là Nhà máy bia Chợ Lớn và Usine Belgique được xây dựng từ năm 1952. Văn phòng BGI nằm trên đường Hai Bà Trưng cạnh hãng Nước Đá. Đấy là tên cúng cơm. Sau năm 1954, sau khi hết Indochine (Đông Dương), BGI bèn biến chữ I thành Internationales (Quốc tế).

Sản phẩm đi vào lòng người của hãng BGI lúc ấy chỉ có nấu hai loại La De thôi :

1) La De thường: vào chai lớn (dung tích 66) thường gọi La De Con Cọp vì chai có cái đầu con cọp màu vàng và để nhãn hiệu Bière Larue.

2) La De 33: nấu thơm hơn, nồng độ cao hơn, vị uống đậm đà hơn, vô chai nhỏ (dung tích 33), tên thường gọi là Bia Băm Ba, nhãn hiệu là Bière 33 Export.


Ngoài Bia 33, BGI còn sản xuất các loại bia mang nhãn hiệu Bière Royale, Bière Hommel (bia nhẹ) và Tiger Beer (người ta thường gọi là “bia con cọp” vì có nhãn hiệu hình con cọp).

Năm 1975, BGI cũng vừa đủ 100 tuổi. Sau khi Sài Gòn đổi chủ, chính quyền tịch thu tài sản của chủ Pháp và Nhà máy bia Chợ Lớn đổi tên thành Bia Sài Gòn và Usine Belgique cũng đổi thành Chương Dương, nhưng vẫn là các nhà máy sản xuất nuớc giải khát.

Rồi, tiếp theo là nước giải khát, ngày nay nước giải khát tràn ngập các hang cùng ngỏ hẻm, chớ thời đó, nó chỉ có ở mấy cái thành phố lớn mà thôi, đến năm 1960 hãng Coca chính thức có mặt ở Miền nam Việt nam cùng nước ngọt Con Cọp lừng danh của BGI đã đấu với các dòng giải khát bình dân như nước mía ép tay, rau má, sinh tố, chè người hoa...

Saigon đâu đâu cũng thấy những chiếc xe giải khát, người Sài Gòn thời đó chuộng giải khát với và các bịch nước đóng trong bao nylon dữ lắm.

Còn cafe thì sao?

Thời này, cafe được phân chia " tầng lớp" rõ rệt, cụ thể:

Cafe vợt: nhóm này này trong tay các chú " Ba tàu" chỉ pha độc một loại cà phê vớ hay gọi là cafe Vợt, tập trung ở khu Chợ lớn. Hoặc các khu vực có những con đường qui tụ rất nhiều tiệm cà phê - hủ tíu như khu Chợ Cũ có đường MacMahon, khu Verdun – Chợ Đủi, rồi ở bùng binh Ngã Bảy (góc Ðiện Biên Phủ và Lê Hồng Phong bây) khách hàng có thể ngồi nhâm nhi cà phê, bánh bao, bánh tiêu... một điểm đặc trưng của nhóm này là vì cafe được bán tại các tiệm ăn của người Hoa nên cũng khá luộm thuộm


Vào thập niên 60, Nhà hàng Kim Sơn (nằm trên góc Lê Lợi-Nguyễn Trung Trực) có lẽ là Nhà hàng - Cafe đầu tiên tại Saigon, dù người chủ gốc Hoa, nhưng chịu học theo phong cách cà phê hè phố của người Pháp, bằng cách bày bàn ghế ra hàng hiên nên giới văn nghệ sĩ trẻ thường thích ngồi ở đó bàn chuyện, văn chương và ngắm người qua kẻ lại. Giới trí thức trẻ mê chỗ này lắm, vì họ vừa được thư giãn vừa nhâm nhi từng ngụm nhỏ cà phê, vừa ngắm quang cảnh sôi động đông vui của đường phố. Cái phin cafe bắt đầu trở nên quen thuộc, cao cấp hơn từ đó.

Rồi tiếp theo là những quán cà phê sang trọng ra đời. Những La Pagode, Brodard, Givral, Continental là nơi dành riêng giới thượng lưu, chính khách và giới ký giả Saigon.

Các quán này, với một phong cách phương Tây với bàn ghế trang trí nội thất sang trọng, không gian yên tĩnh, ánh sáng thật nhẹ nhàng, view nhìn thoáng đãng.


Có thể nói từ giai đoạn này, quán cafe được người Việt đâu tư khá chỉnh chu ở Sàigòn, và ngành dịch vụ Ẩm thực của Việt nam đã bắt đầu từ giai đoạn này. Khách hàng được quan tâm, được chăm chút một cách tỉ mỉ hơn...
Cà phê La Pagode là quán đầu tiên bỏ đi ghế sắt / ghế gỗ, họ đã mang lại sự êm ái cho khách hàng bằng những bộ salon bọc da, để khách thoải mái thư giãn, phóng tầm mắt nhìn ra con đường Catinat (nay là Ðồng khởi) con đường đẹp và sang nhất của Sài thành thời bấy giờ.

Cách La Pagode không xa là Nhà hàng - Khách sạn nổi tiếng Continental cũng có một không gian cà phê sang trọng, đúng chất Cafe & Lounge, tiệm cà phê - bánh Givral lại là nơi nổi tiếng với những món bánh ngọt tuyệt hảo. Nơi tràn ngập ánh nắng sớm mai từ những khung cửa kính nhìn ra Nhà Hát Lớn ...

Xem Series bài:

Sơ lược Ngành Hospitality ở Việt Nam – Bài 1. Góc nhìn từ Nghề

Sơ lược ngành Hospitality ở Việt Nam – Bài 2: Ẩm – Thực là gì?

Sơ lược Ngành Hospitality ở Việt Nam – Bài 3: Các thời kỳ tiêu biểu của Ẩm thực Việt nam hiện đại

Sơ lược ngành Hospitality ở Việt Nam – Bài 4: Văn hóa & Kinh doanh ẩm thực Miền Nam giai đoạn 1954 - 1975