Người bán hay người mua định giá giá trị của một sản phẩm?

Trong bộ phim Lã Bất Vy, tập đầu tiên là cảnh Lỹ Bất Vy tham gia đấu giá một viên ngọc và cuối cùng với sự giàu có của mình ông đã chốt giá ở mức 10.000 lượng vàng cho viên ngọc đó. Đấu giá xong có người thắc mắc với Vy là sao phải mua viên ngọc với mức giá ấy, Vy trả lời rằng, đây là cuộc đấu giá công khai, tôi đã ra mức giá cho viên ngọc ấy thì từ nay viên ngọc ấy có giá không thể thấp hơn mức giá tôi đã trả hôm nay. Lã Bất Vy là người mua và ông định giá cho viên ngọc hôm đó rất cao và cũng là một cách neo viên ngọc đó ở mức giá ấy.

landotbien-1616402209.jpeg
Một sự kiện giao lưu những cây lan đột biến với mức giá "trên trời". Ảnh: Internet.

Quay lại chuyện cây lan đột biến được bán với vài tỷ đồng. Mức giá không tưởng. Bạn có nhận thấy có sự tương đồng với câu chuyện của Lã Bất Vy không? Khi các chủ vườn lan cùng định mức giá đó- giá của những cây lan đột biến sẽ neo ở mức giá đó vì bạn cho đồng ý hay không.

Dĩ nhiên, bạn là người ngoài cuộc bạn sẽ có những lập luận khác nhau cho thông tin này và không ít ý kiến cho rằng, việc một cây lan có giá trị vài tỷ đồng trở lên thực ra là hành động rửa tiền của ai đó. Bạn có quyền nói lên quan điểm của mình nên bạn tin hay không tin là tuỳ bạn.

Bài viết này là nói về định giá, nên sẽ bàn thêm một ví dụ nữa. Việt Nam có gần 100 triệu người và gần như những người trên 18 tuổi ở các thành phố đều có ít nhất một điện thoại, đồng nghĩa với đó là một cái sim của các nhà mạng để làm phương tiện liên lạc. Từ khi có điện thoại di động, thị trường xuất hiện những cửa hàng, cá nhân bán sim số đẹp. Giá một chiếc sim số đẹp thấp nhất là vài trăm nghìn đồng đến vài chục triệu đồng. Những sim số đẹp này ai định giá? Chính là người sở hữu sim số đẹp định giá. Bạn có mua nó hay không quyền của bạn nhưng sau khi được định giá, những chiếc sim số đẹp ấy sẽ ở mức giá ấy rồi.

Và khi thị trường đã neo ở mức giá đó, bạn muốn có một sim số đẹp để dùng trong công việc, bạn phải trả mức giá mà thị trường đã định. Bài viết này không đi sâu vào định nghĩa thế nào là một sim số đẹp. Bạn là người sẽ trả lời cho định nghĩa đó để chấp nhận có đáng bỏ ra một số tiền sở có một sim số đẹp hay không.

Dù việc một sản phẩm được định giá cao như một cành lan giá vài tỷ và một sim số đẹp như hiện tại đã đưa những chủ vườn lan, những người sở hữu kho sim với vài trăm sim số đẹp, về lý thuyết bạn đã gia nhập vào câu lạc bộ tỉ phú. Đó là nhưng danh hiệu  "tự phong" với nhau, vì thực tế, với một nhành lan định giá vài chục tỉ, một sim điện thoại có giá vài chục triệu đồng nhưng khi cần bạn không thể “biến nó thành tiền” một cách dễ dàng được. Vì số lan trong vườn, mấy trăm sim điện thoại của bạn không được bên ngân hàng định giá để vay tiền ngân hàng. Một nhân viên thẩm định của một ngân hàng thương mại nói với người viết bài rằng, lan đột biến hay sim số đẹp kh đem đến ngân hàng là "vô giá"- hai chữ vô giá ở đây hiểu là không có giá trị gì cả. 

Vì thế, trong một số trường hợp, việc định giá cao cho một sản phẩm chỉ cho bạn cảm giác “tự sướng” với chính mình hơn là giá trị về kinh tế vì bạn là người tự định giá cho sản phẩm của mình- nên muốn nói cao thấp gì cũng được, chứ không phải một bên thứ ba như ngân hàng. 

Nếu bài viết này của tôi có trên 100 like trong vòng 48 giờ, tôi hứa sẽ viết một bài bàn về Lý thuyết đấu giá để bạn đọc có một cái nhìn hơn về lĩnh vực định giá này. Lý thuyết đấu giá này đã mang về cho hai nhà kinh tế người Mỹ là Paul Milgrom và Robert Wilson, chủ nhân Giải Nobel Kinh tế 2020. Dĩ nhiên, đoạn này tôi muốn cho bạn hiểu là tôi đang “định giá” cho bài viết của mình – 100 like mà mức giá mà tôi muốn nhận, còn những người đã đọc bài này của tôi như bạn có sẵn sàng trả bằng like hay không là quyền của bạn. Tôi nghĩ, bài này không được 100 like nhưng cũng có thể, biết đâu…