Facebook tìm kiếm những cơ hội mới giữa làn sóng chỉ trích

Trong gần hai tháng, Facebook đã đấu tranh để xử lý làn sóng chỉ trích về các chính sách kiểm duyệt nội dung, đặc biệt là thông tin sai lệch lan truyền trên nền tảng của mình.
Phong trào tẩy chay đã thúc đẩy một số thay đổi chính sách và Facebook (FB) cho biết họ đang nỗ lực để ngăn chặn ngôn từ thù địch. Nhưng các nhà hoạt động vẫn chưa hài lòng với những nỗ lực trên và nói rằng họ sẽ tiếp tục thúc đẩy việc yêu cầu Facebook cấm những quảng cáo liên quan tới chính trị.
Đây không phải là lần đầu tiên các chính sách kiểm duyệt nội dung của Facebook bị soi xét kỹ, nhưng lần này lại khác. Áp lực có thể kìm hãm mong muốn của CEO Mark Zuckerberg từ lâu về việc duy trì sự miễn phí của nền tảng, đặc biệt là bởi các nhân vật công chúng. Nhưng, quy mô và sức mạnh của Facebook - cộng với tầm ảnh hưởng lớn của Zuckerberg trong công ty - khiến không ai rõ mọi thứ sẽ thay đổi theo chiều hướng nào.
Ngày 1/6: Các nhân viên của Facebook đã tổ chức một cuộc kiểm duyệt đối với một loạt các bài viết gây tranh cãi từ Tổng thống Donald Trump, bao gồm bài viết "Có cướp bóc thì có nổ súng", cùng với một vài từ có tính phân biệt chủng tộc mà các nhà phê bình lo ngại có thể gây kích động bạo lực. Twitter đặt một nhãn cảnh báo trên cùng một bài đăng vì vi phạm các quy tắc chống lại việc "tôn vinh bạo lực".
17/6: Một liên minh các tổ chức phi lợi nhuận đã phát động chiến dịch "#StopHateforProfit", kêu gọi các tập đoàn lớn tạm dừng quảng cáo trên Facebook vào tháng 7, với lý do "Facebook đã thất bại hoàn toàn trong việc kiểm duyệt nội dung mang tính chất thù địch trên nền tảng này".
18/6: Facebook đã xóa quảng cáo về chiến dịch tái tranh cử của Trump vì vi phạm chính sách của họ về ngôn từ thù địch.
19/6: Công ty thời trang The North Face trở thành thương hiệu lớn đầu tiên tham gia tẩy chay quảng cáo trên Facebook. Ngay sau đó, REI và Upwork cũng tham gia.
23/6: Các thương hiệu nổi tiếng hơn đã tham gia tẩy chay, bao gồm Patagonia và Ben & Jerry's, gây áp lực lên Facebook và các nhà quảng cáo khác.
24/6: Trong một cuộc họp với các nhà quảng cáo, một giám đốc điều hành của Facebook thừa nhận rằng gã khổng lồ truyền thông xã hội phải đối mặt với sự "thâm hụt niềm tin".
26/6: Zuckerberg tuyên bố rằng Facebook sẽ cấm những quảng cáo làm mất uy tín của người thiểu số, người nhập cư, người đa chủng tộc hoặc các nhóm khác. Facebook cũng sẽ áp dụng nhãn cảnh báo cho các bài đăng của người dùng đáng tin cậy nhưng vi phạm chính sách của nền tảng. Rashad Robinson, chủ tịch của nhóm dân quyền Color of Change, đã nhận xét hành động trên là "vô ích, lãng phí cơ hội" và tiếp tục lời kêu gọi các nhà quảng cáo tẩy chay Facebook.
28/6: Giám đốc điều hành Facebook Nick Clegg đã đẩy lùi tiền đề của cuộc tẩy chay, nói rằng công ty "không có động cơ để dung thứ cho lời nói thù địch".
29/6: Cổ phiếu Facebook đã giảm 3% vào đầu ngày trước khi hồi phục, một dấu hiệu cho thấy sự tẩy chay đã bắt đầu làm náo loạn các nhà đầu tư.
7/7: Zuckerberg và các giám đốc điều hành khác của Facebook đã gặp các nhóm hoạt động dân quyền để thảo luận về vấn đề tẩy chay. Sau cuộc họp, các nhóm đã phản đối Facebook vì những gì họ cho là "thất bại trong việc cam kết vạch ra một mốc thời gian để thực hiện các thay đổi mà những nhà nhân quyền yêu cầu."
8/7: Một cuộc kiểm toán về các hoạt động của Facebook cho thấy nền tảng này tiếp tục "cho duyệt" những nội dung thù địch và thông tin sai lệch. Facebook đã cam kết thuê một giám đốc điều hành cấp cao có kinh nghiệm về quyền công dân để giám sát việc áp dụng các ưu tiên về quyền công dân của công ty.
Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Hiện tại, Facebook có một vấn đề rõ ràng, đặc biệt là sau khi những người ủng hộ chống thù địch không hài lòng với những nỗ lực của Zuckerberg để làm dịu những lo ngại của họ. Việc tẩy chay quảng cáo không giống như bất cứ điều gì nền tảng này đã trải qua trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, liệu phong trào có thực sự dẫn đến thay đổi dài hạn hay ảnh hưởng trọng yếu đến tài chính của Facebook?
Mặc dù các công ty tẩy chay đều là những công ty lớn, phần lớn doanh thu quảng cáo của Facebook đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có khả năng bảo vệ công ty khỏi sự thiếu hụt doanh thu quá nhiều từ vụ tẩy chay.
Ngay cả như thế, Mark Zuckerberg - người thực hiện kiểm soát bỏ phiếu hoàn toàn đối với công ty và không thể bị các cổ đông loại bỏ - là một yếu tố mà các giám đốc điều hành cho biết có thể khiến Facebook khó có thể phải chịu bị áp lực bên ngoài hơn hầu hết các doanh nghiệp khác.
Ngay cả giữa làn sóng của những tranh cãi, Facebook đang tìm kiếm những cơ hội mới. Sau khi Ấn Độ cấm nền tảng chia sẻ video phổ biến và đối thủ của Facebook - TikTok - vào đầu tháng này, Instagram đã bắt đầu thử nghiệm một ứng dụng cạnh tranh có tên Reels tại nước này. Động thái này có thể tăng thêm sự hiện diện và sự ảnh hưởng của Facebook tại một trong những thị trường lớn nhất thế giới và báo hiệu rằng công ty vẫn có cơ hội tăng trưởng đáng kể bất chấp những thách thức mà công ty phải đối mặt trong những tuần gần đây.

Theo CNN

Link nội dung: https://vietnambusinessinsider.vn/tuong-lai-am-dam-cua-facebook-giua-lan-song-chi-trich-a7980.html