Facebook có đang theo đuổi các giá trị cốt lõi của công ty?

Zuckerberg từng nói “Tôi hay tự hỏi mình rằng liệu tôi có đang làm điều quan trọng nhất có thể hay không?”. Tôi không nghĩ câu trả lời là có. Sự thật quan trọng hơn mọi thứ, đặc biệt là khi nó liên quan tới các cuộc tranh cử hay vấn đề chính trị.  Bất kể một vị CEO nào nếu chỉ biết quan tâm tới quyền lực và doanh thu hơn việc đưa sự thật ra ánh sáng thì xứng đáng bị điều trần về động cơ của mình. Zuckerberg xứng đáng nằm top đầu trong danh sách các vị CEO này. 
Ngày 4/2/2004, Mark Zuckerberg cho ra mắt trang web TheFacebook.com khi vẫn đang là sinh viên năm thứ 2 tại trường Đại học Harvard. Ngày 18/5/2012, Facebook chính thức “lên sàn” mang về số tiền kỷ lục lên đến 16 tỷ USD và trở thành thương vụ “lên sàn” lớn nhất trong lịch sử công nghệ. 
Khi tôi viết bài viết này, giá trị vốn hóa thị trường của Facebook vào khoảng 674.47 triệu đô*. Năm 2019, Facebook thu về 71 triệu đô la doanh thu, một sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.
Sự tăng trưởng vượt trội về giá trị của công ty khiến một trong những nhà sáng lập của Facebook là Mark Zuckerberg trở thành một doanh nhân giàu có với khối tài sản được định giá lên tới 88.2 triệu đô*. 
Tuy nhiên, hãy xem xét lại hai từ “giá trị” và “định giá” trong đoạn trên. Câu hỏi ở đây là liệu Facebook có đang vận hành tương xứng với các “giá trị cốt lõi” của công ty hay không. Liệu việc áp đặt các giá trị đó có thực sự xứng đáng?
Vấn đề gần đây của Facebook chính là các bài đăng của Tổng thống Donald Trump. Vị này đang đều đặn đăng những bài viết với nội dung sai lệch trên Facebook. Zuckerberg phản pháo rằng “Chúng tôi đã rất rõ ràng trong chính sách của mình và chung chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi không có quyền kiểm tra, xác thực lại các chính trị gia. Nói chung, tôi nghĩ rằng các công ty tư nhân không nên làm vậy, hoặc tối thiểu là các công ty nền tảng không nên tự cho mình cái quyền làm như vậy.”
Bởi vì các bài đăng của chính trị gia sẽ liên quan trực tiếp đến các cuộc bỏ phiếu, Facebook và Zuckerberg chọn cách không tham gia vào việc quyết định mức độ sai lệch các bài đăng của tổng thống Trump trên nền tảng của họ. Mấu chốt là gì? Họ bỏ qua vấn đề này.
Trái ngược với Facebook, Twitter có những hành động quyết đoán hơn. Sau khi dán nhãn một số bài đăng của tổng thống Trump là “cổ xúy bạo lực”, CEO của Twitter là Jack Dorsey đã nói: “Tôi sẽ chịu trách nhiệm cho mọi hành động của Twitter. Xin hãy để nhân viên của chúng tôi được yên và không dính líu gì đến việc này. Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ ra các thông tin không chính xác và gây tranh cãi về tất cả các cuộc tranh cử diễn ra trên thế giới.”
Các công ty có lòng tự trọng cao có những giá trị cốt lõi làm kim chỉ nam cho cách công ty vận hành. 
Những giá trị ấy có thể là các danh, động, tính từ để qua mắt những người hay soi mói hay để chứng minh rằng công ty làm việc dựa trên quy tắc khi báo chí ập tới. 
Vài tổ chức khác thì thiết lập và tuân thủ các giá trị cốt lõi một cách nghiêm túc. 
Facebook từng hàm ý rằng họ làm việc dựa trên năm giá trị cốt lõi. Những giá trị này được coi là “kim chỉ nam cho cách vận hành của công ty và các quyết định đưa ra hằng ngay để giúp Facebook hoàn thành nhiệm vụ.” Tôi không biết liệu các giá trị cốt lõi đó có được công bốchính thức hay không nhưng kể từ khi lên sàn, Facebook dường như không tuân thủ một quy tắc nào.
Năm giá trị này gắn liền với quyết định không tham gia vào việc kiểm chứng thông tin bài đăng của tổng thống Trump hay bất kì một chính trị gia nào của Zuckerberg.
Giá trị 1: Cứng rắn
“Chúng tôi khuyến khích mọi người đưa ra những quyết định cứng rắn, mặc dù nó có thể sai trong một số trường hợp.”
Phân tích của tác giả: Điều tôi thấy kì lạ là không có cơ hội quay trở lại khi đã đưa ra quyết định sai. Việc không tham gia phán xét các bài đăng của Tổng thống Trump có thể là một quyết định cứng rắn của Facebook mặc dù những bài đăng này đang làm người dùng mạng xã hội này hiểu sai lệch. Lịch sử sẽ chứng minh rằng sự cứng rắn sẽ là điểm yếu nhất của công ty. 
Giá trị 2: Tập trung vào sức ảnh hưởng
“Chúng tôi hi vọng rằng mọi người dùng Facebook biết cách tìm và giải quyết vấn đề.” 
Phân tích của tác giả: Đúng là một sai lầm tai hại. Vấn đề lớn nhất của Facebook chính là mấy cái quảng cáo “rởm”, chứ chưa nói đến những phát ngôn sai lệch của chính trị gia. Tuy nhiên, Facebook lại chẳng thèm ngó đến cái cách họ hủy hoại chế độ dân chủ khi cung cấp các mã Pixel cho bên quảng cáo (Pixel facebook là một thứ "tai mắt" giúp bạn theo dõi toàn bộ khách hàng truy cập vào website của bạn)
Giá trị 3: Phát triển nhanh chóng
“Chúng tôi sợ mất cơ hội phát triển hơn là phạm lỗi lầm vì đi quá chậm.”
Phân tích của tác giả: Không biết có phải Zuckerberg là người sáng tạo ra việc “thất bại nhanh, thất bại thường xuyên không”? Cơ hội mà Facebook cần nắm được chính là niềm tin nơi khách hàng. Nhưng công ty đang phạm một sai lầm nghiêm trọng là không giữ vững được vị thế của mình khi liên tục phạm các sai lầm về bảo mật và kiểm duyệt thông tin. Sự thật là nếu bạn không đi chậm lại và sớm nhận ra rằng bạn đang phạm lỗi thì mọi giá trị là vô nghĩa. 
Giá trị 4: Hãy cởi mở ngay thật
“Những người nắm đầy đủ thông tin sẽ đưa ra quyết định đúng đắn và mang lại ảnh hưởng lớn hơn.”
Phân tích của tác giả: Zuckerberg đã thực sự đưa câu “nói hay hơn làm” lên tầm cao mới với “giá trị” này của công ty. Tại sao Facebook không giúp người dùng đưa ra những quyết định tốt hơn bằng cách kiểm tra và dán nhãn các thông tin sai lệch trên Facebook? Nếu làm vậy thì mới thực sự là “cởi mở và ngay thật”.
Giá trị 5: Xây dựng các giá trị cộng đồng
“Chúng tôi mong rằng mọi người dùng Facebook có thể tập trung xây dựng các giá trị thực cho thế giới thông qua mỗi hành động và việc làm của họ.”
Phân tích của tác giả: Nếu như dân chủ, sự thật và giúp phân tách sự thật khỏi những thông tin sai không phải là xây dựng giá trị thực sự cho thế giới này, thì cái gì mới phải? 
Giáo sư Joseph Holt, chuyên ngành đạo đức kinh doanh của đại học Notre Dame, Mĩ, từng viết: “Tôi nghi ngờ rằng việc giúp người với người gần với nhau hơn chỉ là mục tiêu phụ của Zuckerberg. Những hành động và việc làm của Facebook chỉ cho thấy rằng “Mang người gần với người hơn là một điểm cộng tốt”, nhưng không quan trọng bằng việc kiếm tiền cho công ty và các nhà đầu tư.”
Holt cũng bình luận về các vấn đề bảo mật dữ liệu - scandal lớn nhất năm 2018 của Facebook. Năm đó, Facebook đã để công ty chuyên thu thập dữ liệu vào mục đích lôi kéo chính trị là Cambridge Analytica có quyền truy cập dữ liệu cá nhân của hơn 50 triệu người dùng, góp phần vào chiến thắng của tổng thống Donald Trump. 
Các giá trị cốt lõi của Facebook đã không làm tròn nhiệm vụ kim chỉ nam của công ty và cũng thất bại trong việc ngăn cản các chính trị gia như ông Trump đăng các tin gây kích động, sai sự thực và vô căn cứ.
Gần đây thì hàng tá nhân viên Facebook đã đồng loạt phản đối cách Zuckerberg xử lí tình huống và vị CEO này đã phải lên tiếng hứa suông về những thay đổi có thể diễn ra. Tôi tin rằng nhiều nhân viên sẽ đình công hơn nếu như Zuckerberg không có những hành động quyết liệt hơn.
Hãy tưởng tượng nếu công ty không chỉ đưa ra các giá trị cho có mà thực sự sử dụng nó như là nền tảng cho việc điều hành công ty, đưa ra quyết định một cách có đạo đức. 
Giá trị cốt lõi chính là thước đo cho giá trị thị trường của một công ty.
Đôi lời về tác giả: Dan Pontefract là doanh nhân người Canada và một nhà báo nổi tiếng đã nhận hơn 20 giải thưởng báo chí quốc tế. Đồng thời, ông còn là CEO của tập đoàn tư vấn quản lí Pontefract Group.
*Số liệu ngày 11/06/2020.

Theo Dan Pontefract Forbes

Link nội dung: https://vietnambusinessinsider.vn/facebook-co-dang-theo-duoi-cac-gia-tri-cot-loi-cua-cong-ty-a5363.html