22 gã khổng lồ về công nghệ đang tìm kiếm nhà cung ứng linh kiện Việt Nam

Có đến 22 gã khổng lồ về công nghệ thế giới đang săn tìm các nhà cung ứng trong nước tại Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ 2021 (SFS 2021) diễn ra tại TP.HCM từ ngày 24 đến 26-11.

Trong khi đó, các tập đoàn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam lại lên tiếng về sự hồi phục chậm chạp, không như mong đợi tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sau gần hai tháng mở cửa trở lại từ ngày 1-10.

261013313-10221155061852071-976355741383845628-n-1637763289.jpg
Sau gần hai tháng mở cửa trở lại, hồi phục kinh tế tại các tính phía Nam diễn từ từ, chậm hơn mong đợi. Ảnh: Nikkei Asia

Vẫn Intel, Samsung, Intel hay chuỗi đồ nội thất Wanek Furniture đang lo ngại đứt gãy chuỗi cung ứng khó hồi phục sớm bởi tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng vẫn tiếp diễn.

Bên cạnh đó, chính sách đóng cửa biên giới khiến các chuyên gia nước ngoài và gia đình gặp khó, các quy định không nhất quán giữa các địa phương, chi phí xét nghiệm và việc truy tìm F0 ở một số tỉnh. “Sự hồi phục của kinh tế Việt Nam sẽ diễn ra từ từ, chậm hơn dự kiến với các tác động kéo dài đến năm 2022”, báo cáo của Bank of America đề ngày 15-11 nêu rõ.

Điều đó đặt ra những rủi ro toàn cầu đối với việc tìm nguồn cung ứng hàng hóa như quần áo và đồ nội thất, cũng như tư duy đổi mới sáng tạo khi Việt Nam đang hướng tới mục tiêu nâng cao chuỗi giá trị.

Khi bối cảnh hồi phục của Việt Nam không chắc chắn, các nhà đầu tư lo ngại rằng các quốc gia đối thủ láng giềng như Thái Lan và Indonesia sẽ tăng tốc, bứt phá trước Việt Nam. “Người lao động Việt Nam vẫn miễn cưỡng đi làm trở lại do lo ngại về sức khỏe thể chất và tinh thần”, Bank of America nhấn mạnh.

Sự miễn cưỡng đi làm trở lại của công nhân ở tỉnh có khi lại bắt đầu từ lý do thật đơn giản: Các trường mẫu giáo và tiểu học vẫn chưa mở cửa trở lại. Và các bậc phụ huynh không thể an tâm đến nơi làm việc khi con cái vẫn còn ở địa phương.

Có thể bị nhốt cách ly theo chỉ thị của địa phương, hoặc nếu đem con về vùng kinh tế trọng điểm TP.HCM - Đồng Nai - Bình Dương thì không biết gửi nơi đâu khi tiền lương của họ bị thu hẹp và cả cơ hội việc làm cũng dễ tan biến.

Chuyện này đã được bàn ở Quốc hội, nhưng đến nay trường học cấp 2 và cấp 3 vẫn chưa mở hết 100% và khi đóng khi mở theo chính sách truy điểm F0 vẫn còn tồn tại ở nhiều tỉnh thành.

Nhưng liệu chuyện mở cửa trường mẫu giáo, tiểu học có tác động đến tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hay không hay sự hồi phục nhanh hơn cho kinh tế Việt Nam?

Trang fanpage của AmCham khi bàn đến cái giá phải trả của chính sách "zero Covid" tại Trung Quốc và Hong Kong là sự rút lui của tài năng, của các nhà đầu tư nước ngoài khi chất lượng môi trường sống xấu đi một cách nghiêm trọng. Bên cạnh chuyện giám đốc AmCham Hong Kong từ chức để phản đối chính sách cách ly 21 ngày khi nhập cảnh của Hong Kong và Trung Quốc, AmCham đã nói đến một câu chuyện có vẻ nhỏ và rất nhỏ với nhà hoạch định chính sách Việt Nam.

"Vẫn có các thành viên AmCham Vietnam than phiền về chính sách nhập cảnh đối với chuyên gia nước ngoài và các thành viên gia đình của họ. Rồi chuyện trẻ không được đến trường...".

Sự hồi phục tà tà, không gấp gáp khi các địa phương vẫn loay hoay và lúng túng với F0, F1 như TP.HCM đã từng.

Cái giá phải trả đối với thị trường thế giới là giá tiêu dùng tại Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới, thị trường xuất khẩu lớn nhất thế giới của Việt Nam về dệt may, quần áo và giày dép - sẽ tăng 5% trong sáu tháng đầu năm 2021.

Còn chúng ta lại là mất thêm một năm 2022 nữa.

Link nội dung: https://vietnambusinessinsider.vn/22-ga-khong-lo-ve-cong-nghe-dang-tim-kiem-nha-cung-ung-linh-kien-viet-nam-a24550.html