'Bơm vốn' cho nhiều startup bán lẻ thực phẩm - Alibaba tham vọng chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Rót hàng trăm triệu đô vào The CrownX của Masan và mới đây là Homefarm, đây có lẽ là chiến lược mới của gã khổng lồ Alibaba giúp họ chiếm ưu thế trong phân khúc bán lẻ thực phẩm nội địa, cho tham vọng củng cố vị thế của Alibaba trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam vốn đang được dẫn đầu bởi Shopee.

Quỹ đầu tư eWTP do Alibaba hậu thuẫn vào ngày 10 tháng 9 đã rót một khoản tiền 7 chữ số đô la Mỹ vào chuỗi cửa hàng thực phẩm Homefarm, theo chia sẻ của Giám đốc điều hành công ty Trần Văn Trường trên DealStreetAsia.

Ông Trường cho biết, “nguồn vốn sẽ được sử dụng để nâng cấp và mở rộng số lượng cửa hàng Homefarm lên đến 1,000 cơ sở vào năm 2025. Tính đến tháng 7, Homefarm đã điều hành khoảng 150 cửa hàng khắp cả nước.

Ngoài ra, chuỗi cửa hàng thực phẩm cũng sẽ tập trung phân phối hàng hóa qua các kênh thương mại điện tử để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn. Theo đó, Homefarm sẽ nhanh chóng áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số cũng như phát triển các kênh bán hàng hiện đại.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Alibaba chen chân vào ngành bán lẻ thực phẩm nội địa. Vào cuối tháng 5 năm 2021, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc đã gây bất ngờ tại thị trường Việt Nam khi quyết định đầu tư 400 triệu đô la Mỹ vào The CrownX, một nền tảng tiêu dùng bán lẻ được phát triển bởi Masan, tập đoàn bán lẻ thực phẩm hàng đầu Việt Nam.

masan-1631508794.jpg
Alibaba đã rót 400 triệu đô la Mỹ vào The CrownX - một nền tảng tiêu dùng bán lẻ được phát triển bởi Masan

Tương tự như Homefarm, Masan vào thời điểm đó tuyên bố rằng việc hợp tác này sẽ kích thích sự chuyển đổi của The CrownX sang một nền tảng tất cả trong một, phục vụ mọi nhu cầu mua sắm cần thiết của người tiêu dùng. Cụ thể, The CrownX sẽ hợp tác với Lazada để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, đẩy mạnh phát triển mô hình online-to-offline tại Việt Nam.

Các chuyên gia cho rằng sự ưu tiên của gã khổng lồ Trung Quốc đối với ngành bán lẻ thực phẩm có thể là do sự vận hành kém hiệu quả của Lazada suốt nhiều năm. Trên thực tế, kể từ lần đầu tiên Lazada được bơm vốn vào năm 2016, vị thế của nền tảng thương mại điện tử này đã dần tuột dốc và mất ngôi vương vào tay các đối thủ BIG 4 khác trên thị trường.

Báo cáo mới nhất do iPrice công bố cho thấy Lazada một lần nữa xếp ở vị trí thấp nhất về lượng truy cập web của các trang thương mại điện tử tại Việt Nam trong nửa đầu năm nay và kể cả từ đầu năm 2020.

Do đó, việc chi tiêu rất lớn cho mảng bán lẻ thực phẩm được kỳ vọng sẽ giúp củng cố vị thế của Lazada trên chiến trường. Konvoi.vn, một trang web chuyên cung cấp các chuyên gia tư vấn thị trường bán lẻ, cho biết hàng tạp hóa (chủyếu bao gồm thực phẩm) chiếm tới 60% quy mô của ngành bán lẻ trong nước. Trong khi đó, phân khúc này chỉ chiếm 10% quy mô thị trường thương mại điện tử địa phương.

Như vậy, việc làm chủ phân khúc bán lẻ thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng tạo trong việc giành được chỗ đứng trong ngành thương mại điện tử. Theo ông Tuấn Hà, Tổng giám đốc Vinalink, đó có thể là một trong những nguyên nhân đằng sau quyết định bơm dòng vốn đầu tư vào CrownX và Homefarm của Alibaba.

Ông Hà cho biết Masan nắm giữ số lượng cửa hàng tiện lợi và siêu thị lớn nhất mang thương hiệu “Vinmart” lên đến gần 3.000 cơ sở. Đó là một sự hỗ trợ tuyệt vời cho kế hoạch của Alibaba. "Thị trường thương mại điện tử về cơ bản không lớn như thị trường thực phẩm."

Ở góc độ khác, ông Trần Trọng Tuyến, Giám đốc điều hành công ty giải pháp bán hàng Sapo, cho rằng động thái của Alibaba đã mở ra cuộc canh tranh gay gắt với Shopee (vốn được hậu thuẩn bởi Tencent – một trong những đối thủ tầm cỡ của Alibaba) trong mảng thực phẩm. Vào giữa tháng 8, khi cuộc khủng hoảng sức khỏe diễn ra vô cùng nghiêm trên toàn quốc, Shopee tuyên bố đổi tên ứng dụng giao đồ ăn Now thành ShopeeFood, đánh dấu sự hợp nhất sau 3 năm nắm giữ 82% cổ phần của ứng dụng này.

Từ đầu năm ngoái, Now (giờ là ShopeeFood) đã triển khai chức năng Mart (đi chợ hộ) và Fresh (phân phối thực phẩm tươi sống) và được khá nhiều người tiêu dùng ưa chuộng vì sự tiện lợi và các chương trình khuyến mãi khủng.

“Sự kết nối chặt chẽ giữa các nhà bán lẻ và các nền tảng thương mại điện tử với sự hỗ trợ của công nghệ sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh trực tuyến và tạo ra những người bán hàng toàn diện”, ông Tuyến nói.

 

 

Link nội dung: https://vietnambusinessinsider.vn/alibaba-ky-vong-chiem-linh-thi-truong-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-bang-ban-le-thuc-pham-a23799.html