Nghề chọn người hay người chọn nghề?

Để có được sự nghiệp thành công nhất định phải đọc bài viết này!

vietnambusinessinsider-1627393519.jpg

1. HÃY TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN CẨN THẬN

Đầu tiên hãy chú ý đến tính cách của mình

Bạn có thể tận dụng một số bài kiểm tra tính cách. Ví dụ như bộ 90 câu hỏi tính cách Myers-Briggs có thể giúp bạn nhận biết được cách mình nhìn nhận thế giới và từ đó, đưa ra những quyết định. Ngoài ra nó còn giúp bạn biết được mình là người hướng nội hay hướng ngoại để xác nhận được những định hướng phù hợp với bản thân.

Biết được tính cách bản thân có thể giúp bạn định hướng được bạn là một nhân viên đối ngoại hay đối nội của công ty. Hoặc, bạn là một người lên ý tưởng hay sẽ là người thực thi ý tưởng đó.

Sau đó, hãy xem xét các sự lựa chọn xung quanh

Bạn bè và người thân thường biết rõ bạn hơn chính bạn. Nên đừng ngần ngại hỏi họ rằng bạn phù hợp làm nghề gì hoặc làm thế nào để bạn tìm được một công việc phù hợp với bản thân mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể chú ý đến những sở thích của mình hoặc những hoạt động bạn nhận được lời khen ngợi. Bạn sẽ phát hiện được những sở trường của mình mà trước đó, có thể bạn đã bỏ lỡ.

2. LẬP DANH SÁCH

Nếu bạn thường xuyên lập một danh sách những kĩ năng mình đang sở hữu, thì một ngày không xa, một công việc phù hợp với bạn sẽ xuất hiện.

Tương tự như vậy, khi bạn bè gợi ý cho bạn về những công việc mới, hãy ghi nó lại. Có thể một ngày nào đó bạn sẽ cần phải cân nhắc tới chúng.

Hãy luôn sẵn sàng một cuốn sổ tay hay app điện thoại hỗ trợ ghi chú để lặp tức ghi ra những ý tưởng, có thể nó sẽ hữu ích vào một ngày không xa khi bạn cần tìm một con đường sự nghiệp đúng đắn.

Nhớ lại những nhân tố thú vị trong công việc hiện tại hoặc những việc bạn đã làm trong quá khứ. Viết chúng ra, có thể bạn sẽ tìm được một công việc khác bao gồm một số những điểm thú vị bạn đã từng trải qua.

Viết ra những hoạt động bạn thực sự tìm được niềm vui. Nếu bạn thích trang trí nhà cửa thì liệu một công việc ở mảng nội thất sẽ phù hợp với bạn? Hay nếu bạn không thể ngừng được việc chơi với trẻ con, thì những công việc liên quan tới giáo dục trẻ em sẽ phù hợp với bạn?

Hãy tạo ra một danh sách các ý tưởng, và xem xét những cơ hội do chúng tạo ra.
Viết ra một danh sách những điểm mạnh và điểm yếu của bạn.

Hãy liệt kê thật chi tiết. Nếu như bạn không thể thức dậy trước 10 giờ sáng, thì một công việc hành chính sẽ khó mà phù hợp. Nếu như bạn thích trò chuyện với mọi người, thì một công việc thuần về nghiên cứu chuyên sâu sẽ quá buồn chán với bạn.

Bạn là một người năng động hay điềm tĩnh? Liệu những điểm mạnh yếu của bạn phù hợp để trở thành một lãnh đạo hay một người làm việc độc lập? Hãy tìm những môi trường làm việc phù hợp với khả năng và sở thích của bạn. Bạn thích được người khác chỉ dẫn hay bạn thường tránh phải nghe những nhận xét từ người khác.

tra-loi-the-nao-khi-duoc-hoi-diem-manh-cua-ban-la-gi-1627393049.jpg

3. HÃY DÀNH RA KHOẢNG 15 PHÚT TRÒ CHUYỆN

Tất cả những bước trên sẽ giúp bạn thu hẹp lại phạm vi tìm kiếm của mình, nhưng bạn vẫn phải hỏi những người xung quanh liệu họ có thể bỏ ra vài phút để trò chuyện với bạn về lĩnh vực của họ. Bạn có thể nói chuyện với bạn của mình hoặc nhờ tới cha mẹ. Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng rất nhiều người thích cho lời khuyên về việc làm thế nào để bắt đầu làm việc ở một lĩnh vực hoàn toàn mới.

Hãy chuẩn bị trước một vài câu hỏi, ví dụ như hỏi về tình trạng hiện tại của họ trong công việc, họ cần chuẩn bị gì khi làm công việc này, họ thích phần nào ở công việc này nhất, và công việc hiện nay đang thay đổi như thế nào.

Nếu người đó nhiệt tình, bạn cũng có thể hỏi rằng liệu người đó có thể nhận CV của bạn trong trường hợp họ đang có vị trí cần tuyển hay không.

4. TÌM HIỂU NHỮNG THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

Trước khi ứng tuyển một công việc, hãy đọc những thông báo tuyển dụng trong một vài lĩnh vực bạn thấy hứng thú. Bạn có thể tìm những thông tin trên Linkedin, Ybox,… Những công việc khi đọc khiến bạn thấy hứng thú có thể là những công việc phù hợp với bạn. Ngoài ra việc đọc những thông báo này cũng giúp bạn làm quen với những thuật ngữ ở trong lĩnh vực đó.

5. VIẾT CV

CV của bạn nên bao gồm những kỹ năng bạn có và cần thiết trong công việc đó. Bạn cũng phải điều chỉnh CV sao cho phù hợp với từng vị trí bạn đang hướng đến. Đừng ngại dùng một số từ ngữ trong bản mô tả công việc của công ty trong CV của bạn. Trong rất nhiều trường hợp, các công ty sẽ nhìn vào những từ khóa chính ở trong bản mô tả công việc trong quá trình lọc hồ sơ.

Hãy tìm hiểu về tổ chức, những vấn đề khách hàng đang gặp phải hay những vấn đề đang xảy ra ở trong lĩnh vực đó. Hãy nêu ra cách mà bạn có thể đóng góp cho công ty bằng việc nêu ra những con số thành tích mà bạn đã đạt được ở trong những công việc trước hoặc ở trong những hoạt động tình nguyện.

viet-cv-cho-nguoi-chua-co-kinh-nghiem-1-1627393154.jpg

6. XEM MỘT BÀI BỘ PHIM CÓ NHÂN VẬT LÀM VIỆC TRONG LĨNH VỰC BẠN THÍCH

Tuy phim ảnh có phần phóng đại, bạn vẫn có thể tìm thấy một vài chi tiết giúp mình xác nhận rằng môi trường làm việc có phù hợp với bạn hay không. Những mối xung đột trong công việc là một trong những chủ đề được phim ảnh khai thác khá nhiều.

7. ĐỪNG SỢ MẠO HIỂM

Trong quá trình đi tìm việc, sự mạo hiểm lớn nhất là không mạo hiểm. Hãy viết một lá thư xin việc phản ánh đúng con người của bạn. Hãy nhớ rằng cái bạn cần là sự nổi bật, chứ không phải là viết y hệt như những bức thư mẫu trên mạng.

Nếu bạn thích sự hài hước, hãy viết thật hài hước. Nếu bạn nghiêm túc, thì đừng tấu hài khi viết. Nếu bạn thông minh, hãy dùng từ ngữ để thể hiện sự thông minh của bạn. Hãy là chính mình, đừng bắt chước ai cả. Khi bạn là chính mình, thì công việc bạn tìm được cũng sẽ dành cho chính bạn.

Bạn hãy dùng từ ngữ sao cho thể hiện được sự đam mê của bạn. Những nhà tuyển dụng luôn để ý đến những ứng viên có sự năng động và khát khao làm việc cho công ty. Thay vì viết muốn làm việc hãy sửa thành khát khao làm việc. Nếu thái độ của bạn là luôn chú ý đến công việc hãy sửa thành luôn luôn tỉ mỉ trong công việc.

8. HÃY CẢM ƠN NHỮNG NGƯỜI ĐÃ GIÚP ĐỠ- ĐẶC BIỆT LÀ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ PHỎNG VẤN BẠN

Người chứng tỏ được lòng biết ơn luôn mau chóng có được công việc hơn. Cho dù bạn không có được công việc trong lần đầu tiên phỏng vấn, những người bạn đã cảm ơn cũng sẽ nhớ đến bạn trong lần sau.

Lời cuối: Hãy thể hiện lòng biết ơn khi bạn đã có được công việc mong muốn. Luôn sẵn sàng trợ giúp những người đã từng giúp đỡ bạn.

Theo Ybox.vn

Link nội dung: https://vietnambusinessinsider.vn/nghe-chon-nguoi-hay-nguoi-chon-nghe-a23375.html