05 điều cốt tử để tránh mất tiền trong đầu tư chứng khoán

Lúc bước chân vào sòng HOSINO này, thì Ad tin chắc rằng 100% đều muốn số tiền của mình, phải sinh sôi nảy nở so với lúc bỏ vào. Thế nhưng, thực tế lại luôn phũ phàng khi đám đông không thể nào có được niềm vui của người chiến thắng. Cảm hứng để viết bài này là do tuần vừa rồi, không ít nhà đầu tư trải lòng tâm sự rằng: "Sao anh/chị thấy thị trường tăng thế mà tài khoản vẫn âm?" hay "Em cũng thử hết phương pháp này, đổi 69 brokers nọ kết quả lỗ vẫn hoàn lỗ?"

fb-img-1621223645220-1621223792.jpg

Thực ra, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của game này có thể trích dẫn lại câu nói của cụ tôi, Warren Buffett: "Nguyên tắc thứ 1, là không để mất tiền" và "Nguyên tắc thứ 2, đừng quên nguyên tắc thứ 1!". Ai cũng ra ra với nhau rằng, ừ nhớ đấy khi đầu tư đừng để bị mất tiền. Nhưng làm sao để khỏi mất tiền thì chả ai nói?

Thế cho nên bằng những kiến thức cũng như trải nghiệm trong quá trình đầu tư của Ad. Thì những phần bên dưới, sẽ đưa ra 5 điểm cốt tử để mấy homies tránh mất tiền. Đặc biệt là lớp newbie mới vào sàn.

1. Chú ý tính thanh khoản của cổ phiếu.

Thanh khoản của cổ phiếu hiểu nôm na, đó là việc trong 1 phiên tổng giá trị giao dịch của nó là bao nhiêu. Kinh nghiệm chọn thanh khoản cho danh mục của mấy ông, nên theo nguyên tắc 20-20. Có nghĩa là tuyệt đối không nên mua, tối đa 20% tổng giá trị giao dịch trung bình 20 phiên của cổ đó.

Ví dụ: Cổ FLC của anh tôi, giá trị giao dịch trung bình 20 phiên đâu đó quanh 300 tỏi. Thì tối đa mấy ông chi xèng là 60 tỏi.
Hay mã TCW xưa có phím ace, thanh khoản giao động quanh quẩn 500 triệu/phiên. Thì trong danh mục mấy ông, chỉ nên mua cao lắm là 100 triệu thôi.

Cho nên trước khi xuống tiền cho mã nào đó, thì cần xem xét tính thanh khoản. Cứ theo nguyên tắc 20-20, mà Ad đã đúc kết bên trên. Nhiều bác cầm tiền to nhưng vào một vài con mini. Lúc vui thì không sao, chứ lúc nó nằm sàn 5-7 phiên trắng thanh khoản thì dễ đi bụi lắm.

2. Có chiến lược đầu tư rõ ràng.

Nếu đã xác định em vốn nhỏ, chỉ thích lướt ngắn. Thì cứ T+3, T+5 hay cổ cánh về lãi 10-15% thì chốt lúa non; lỡ xui đứt -5-7% enter sell té hết. Sợ nhất mấy ông lẫn lộn giữa các hệ phái khác nhau. Ban đầu muốn lướt sóng nhưng vô tình kẹp bi thì lại trở thành "cổ đông giá trị".

Để hạn chế mất tiền trên thị trường, thì ace nên biết mình đang làm gì nhằm chủ động cuộc chơi. Dù đầu tư trung dài hạn hay lướt sóng ngắn hạn thì sẽ có những ưu, nhược riêng. Quan trọng là tự mỗi cá nhân thích, phù hợp với chiến lược nào hơn thôi.

3. Nên mua những doanh nghiệp mình hiểu rõ.

Tiếp theo mình khuyến khích ace nên đầu tư những ngành nghề, doanh nghiệp nằm trong vòng tròn năng lực hiểu biết của mình. Hay đơn giản là hiểu họ đang làm mảng nào, cách doanh nghiệp kiếm tiền ra sao, những rủi ro trong hoạt động như thế nào?

Vì chỉ có đầu tư vào những lĩnh vực mình am tường, thì ace mới biết mình đang mua một tài sản như thế nào, và nó đáng giá ra làm sao? Ngay cả bản thân Ad, cũng hiếm khi nào xuống tiền mua những doanh nghiệp nằm ngoài tầm với (mình không hiểu rõ hoặc ngành nghề đó cực kì phức tạp).

4. Lãnh đạo không nắm cổ phiếu.

Nguyên tắc tiếp theo là đừng nên dính vào mấy công ty vô chủ. Doanh nghiệp ngon, sao chả thấy ông chủ tịch nắm dù chỉ là 1 cổ? Những dạng doanh nghiệp này thường kiểu Nhà nước ép lên sàn, làm cho vui văn nghệ hoa lá cành hoặc có mùi bánh vẽ IPO úp bô?

Bên cạnh đó dù lãnh đạo nắm nhiều cổ, nhưng liên tục có những động thái "quay tay" thì ace cũng nên xác định té gấp. Lãnh đạo m* gì không lo làm ăn, phát triển doanh nghiệp. Suốt ngày chăm chăm giá lên rồi xả, đè giá xuống lại gom. Một năm làm vài vòng cứ gọi là ấm no, chỉ có cổ đông là đói mốc mồm ra.

5. Mua cổ dưới giá trị thực.

Cuối cùng, việc xác định giá trị của cổ phiếu bạn nắm nằm ở mức nào là cực kì quan trọng. VNM tốt không, quá tốt là đằng khác nhưng mua ở vùng 12x, kèm với kì vọng tăng trưởng không cao thì rất dễ đi...nhảy cầu. Nhưng nếu múc FLC lúc 2.x-3.x, chả có ma nào thèm, cổ cánh nằm sâu dưới 69 tầng cống. Về sau đi kèm với kỳ vọng tương lai, viễn cảnh tươi sáng nhiều khi lại đổi đời?

Suy cho cùng dù cho ông đầu tư giá trị hay đầu cơ ngắn hạn. Mục đích cuối, vẫn là lợi nhuận tốt nhất trong quá trình chinh chiến. Thế cho nên ông nào vớ được nhiều hàng ngon, giá rẻ như cho như xin thì trước hết là khả năng bị mất tiền cực khó. Sau đó chính những cổ phiếu ấy 96.69% tăng giá cực mạnh.

Đầu tư chứng khoán là cả một hành trình dài. Đặc biệt hơn trong giai đoạn sóng tăng của Vờ Ni. Vẫn giữ quan điểm trung dài hạn thị trường có thể chinh phục mốc 1300-1400đ. Thì việc ace có thể gia tăng tài sản là điều không quá khó. Có thể trong ngắn hạn danh mục đôi chút chuệch choạc. Nhưng hãy hít một hơi thật sâu, đọc bài viết 69 lần. Rồi tìm cho mình một hành trình đúng đắn nhất cho tài khoản của bản thân nhé. Thân ái!

Nếu thấy bài viết hữu ích, có thể like hay lan toả cho nhiều nhà đầu tư khác cùng tham khảo.
Mọi băn khoăn, thắc mắc ace cứ còm bên dưới. Ad giải đáp ngay và luôn nhé.

Link nội dung: https://vietnambusinessinsider.vn/05-dieu-cot-tu-de-tranh-mat-tien-trong-dau-tu-chung-khoan-a22705.html