Đằng sau những khoản vốn triệu đô 'bơm' cho ngân hàng nội từ các định chế tài chính nước ngoài

Tám ngân hàng Đài Loan và Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ  vừa cùng tham gia dự án hợp vốn cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển TP.HCM (HD Bank) vay tổng cộng 71 triệu USD. Trước đó, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) với vốn Trung Quốc chiếm tỷ lệ đa số cũng đã cho VPBank vay 100 triệu USD. Việc các định chế tài chính nước ngoài châm vốn hay cho vay với các ngân hàng và công ty tài chính trong nước là điều rất đỗi bình thường. Thế nhưng, cái bóng dáng thấp thoáng của anh Trung Quốc lại làm mọi người lo ngại.

MỘT

Tám ngân hàng Đài Loan và Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ cùng tham gia dự án hợp vốn cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển TP.HCM (HD Bank) vay tổng cộng 71 triệu USD. Khoản vay này nhằm tăng nguồn vốn lưu động của HD Bank.

Theo trang Taiwan Today, Ngân hàng Thương mại Quốc tế Mega Bank là nơi tổ chức cho vay hợp vốn và mời các ngân hàng đối tác tham gia. Ngoài Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ, bảy ngân hàng Đài Loan khác đã rót vốn cho vay, gồm: Ngân hàng Đài Loan, Ngân hàng Thương mại Hoa Nam, Ngân hàng First Commercial Bank, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Hoa Dân Quốc, Ngân hàng Thương mại Đài Trung, Ngân hàng Thương mại Tân Quang và Ngân hàng Uninon Bank of Taiwan.

Mega Bank nói đối tượng khách hàng chính của HD Bank là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cũng là khách hàng doanh nghiệp Đài Loan. Dự án cho vay hợp vốn lần này có thể coi là việc mở rộng chính sách hướng Nam mới của hòn đảo.

Ngoài chi nhánh trên đường Tôn Đức Thắng tại TP.HCM, hiện Mega Bank cũng đang chuẩn bị thành lập văn phòng đại diện tại Hải Phòng để phục vụ cho các doanh nghiệp Đài Loan ở khu vực phía bắc Việt Nam.

Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của hầu hết các quốc gia đều sụt giảm mạnh trong năm 2020. Taiwan Today viết Việt Nam là quốc gia tăng trưởng duy nhất trong số các nền kinh tế lớn của Đông Nam Á. Những năm gần đây, do được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng, Việt Nam đã trở thành lựa chọn đầu tư hàng đầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các cơ quan nghiên cứu vẫn tiếp tục lạc quan về tiềm năng phát triển kinh tế trung và dài hạn của Việt Nam.

HAI

Hồi tháng 7/2020, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) với vốn Trung Quốc chiếm tỷ lệ đa số đã cho VPBank vay 100 triệu USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu tác hại của dịch bệnh.

Việc các định chế tài chính nước ngoài châm vốn hay cho vay với các ngân hàng và công ty tài chính trong nước là điều rất đỗi bình thường. Thế nhưng, cái bóng dáng thấp thoáng của anh Trung Quốc làm mọi người lo ngại. Bên cạnh đó còn là câu chuyện của "nhất đới nhất lộ" luôn muốn khuynh loát người khác của chính quyền đại lục.

Hơn nữa, sau thương vụ AIIB - VPBank thì ngân hàng số Timo chia tay với VPBank, ra đi tay trắng và để lại tệp khách hàng gầy dựng bấy lâu cho VPBank. Timo về với Bản Việt và đổi tên mới thành Timo Plus.

BA

Quay lại với chuyện của Mega Bank cùng các ngân hàng Đài Loan và Ấn Độ chung sức cho HD Bank vay.

Ít ra thì mọi người thấy sẽ thấy được câu chuyện "vốn lành" được một ngân hàng thương mại tư nhân đứng lên kêu gọi các đối tác góp sức. Trong số này họ gọi được Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ và cả Ngân hàng Đài Loan - một ngân hàng quốc doanh từng đóng vai trò ngân hàng trung ương của xứ Đài trong quá khứ.

Chưa biết tỷ lệ vốn cụ thể sao, nhưng ca này khá thú vị.

Kế đến là chuyện làm ăn của các doanh nghiệp Đài Loan. Hải Phòng sẽ là cứ điểm thứ hai mà họ mở rộng trong tương lai.

Link nội dung: https://vietnambusinessinsider.vn/dang-sau-viec-cac-ong-lon-ngan-hang-ngoai-cho-cac-ngan-hang-noi-vay-tien-a21645.html