3 quy tắc bạn nên nắm rõ để vượt qua sự "cả nể" của bản thân trong công việc và cuộc sống

Nếu bạn thuộc tuýp người hay cả nể, có thể đến một thời điểm nào đấy bạn sẽ nhận ra rằng: Bạn thường phải làm những điều bản thân mình không hề muốn chỉ để làm hài lòng người khác. Khi được yêu cầu làm điều gì đó hoặc giúp ai đó, bạn không thể từ chối mặc dù mình không hề muốn làm vậy.

Nói chung, việc đồng ý giúp đỡ ai đó không phải là vấn đề. Tuy nhiên, những người hay cả nể sẽ thường cảm thấy bị “mắc kẹt” khi làm điều gì đó mà họ thực sự không muốn làm.

Vậy, nếu bạn là người cả nể hay đang "kiêng nể quá mức", cần phải làm sao đây? Sau đây là 3 tips vô cùng hữu ích:

1. Đừng để bản thân bị áp lực khi chuẩn bị đưa ra câu trả lời của mình.

Hãy tự hỏi bản thân câu hỏi đơn giản này - liệu mình có cần cho họ câu trả lời ngay bây giờ không?

Có thể là họ sẽ không cần câu trả lời của bạn ngay lập tức. Vì vậy, đừng cảm thấy áp lực phải trả lời ngay lúc đó.

Ngay lúc đó, hãy dành cho mình thời gian suy nghĩ. Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là "đồng ý", "OK" quá nhanh. Hãy nhớ điều này: biến "không" thành "có" vẫn dễ hơn là biến "có" thành "không".

Có rất ít tình huống mà bạn thực sự cần phải đưa ra phản hồi ngay lập tức.

Tuy nhiên, nếu người ta cần mình phải đưa câu trả lời ngay lúc đó thì mình phải tính sao?

Cách tốt nhất để nói là, "OK, nếu bạn cần câu trả lời ngay bây giờ, thì tôi vẫn chưa đưa ra được." May mắn thay, tâm lý chung của mọi người sẽ thường là phải tỏ ra kiên nhẫn trước câu trả lời đó.

Qua đó, hãy học cách nói "Không" hiệu quả.

2. Cho người ta thấy sự tò mò của bản thân mình trước khi cam kết thực hiện điều gì đó.

Trong lịch sử, những "nhà đàm phán" vĩ đại rất hay có tính tò mò. Cho nên, chúng ta cần phải đặt thêm câu hỏi cho họ và tìm hiểu về tình huống.

Hãy thử tìm hiểu những điều sau:

Sau khi bạn hỏi những câu hỏi này, bạn sẽ nói: "Hãy để tôi suy nghĩ về điều đó và liên hệ lại với bạn."

Điều này sẽ cho phép bạn tạo khoảng cách với hoàn cảnh để tránh cảm thấy áp lực tức thì nếu bạn là người cả nể. Việc dành thời gian để thu thập thông tin cũng sẽ giúp bạn có nhiều khả năng đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Nên hỏi bạn bè hoặc đồng nghiệp về quan điểm của họ trước khi bạn cân nhắc các lựa chọn của mình cũng sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định hơn. Họ có thể ở một vị trí tốt hơn để xem xem liệu bạn có đang làm những việc đúng đắn vì những lý do chính đáng hay không.

Thu thập thông tin, ra quyết định và phản hồi là ba bước riêng biệt trong quy trình quyết định liệu bạn có muốn làm việc gì đó hay không.

3. Nhớ rằng, việc cả nể sẽ làm xấu đi các mối quan hệ của bạn.

Theo Natalie Lue - một chuyên gia về tâm lý quan hệ, tác giả của những cuốn sách giúp mọi người vượt qua những rào cản trong việc tạo lập các mối quan hệ: "Việc lúc nào cũng phải làm vừa ý mọi người, với mục đích làm cho người ta hạnh phúc, thực ra lại là một rào cản đối với sự thân thiết thực sự."

Việc không ngừng nhượng bộ và cố gắng mang lại cho người ấy những gì họ muốn mà không chia sẻ cảm xúc thật của bạn sẽ chỉ tạo ra tác dụng ngược lại. Bạn nghĩ rằng bạn đang làm điều đó để cải thiện mối quan hệ, nhưng nó lại chỉ ngày càng tạo nên khoảng cách.

Đôi khi, chúng ta thường tự đánh lừa bản thân rằng mình làm điều này vì mục đích "cao quý" hoặc "đáng ngưỡng mộ", nhưng nếu ta cứ tiếp tục áp khuôn mẫu này trong các mối quan hệ, ta có thể sẽ chỉ thấy đau khổ về mặt cảm xúc và bức bối với người trong cuộc.

Việc cứ cố gắng hài lòng người khác dẫn đến việc bạn phải từ bỏ nhu cầu, mong muốn của bản thân và phủ nhận cảm xúc thực sự của bạn, khiến bạn luôn cảm thấy thất vọng, không được đánh giá cao hoặc bị hiểu lầm. Nếu bạn càng nhượng bộ mà không kiểm tra lại bản thân, bạn càng lãng phí nhiều cơ hội để nuôi dưỡng hoặc cứu vãn các mối quan hệ này.

Mọi người sẽ tôn trọng bạn hơn khi bạn có "ranh giới" rõ ràng của riêng mình, giá trị cá nhân và mục tiêu của mình. Hãy dành thời gian bạn cần để suy nghĩ thấu đáo, tìm hiểu sâu hơn và sau đó đưa ra quyết định đúng đắn.

Luôn nhớ rằng, nếu bạn không còn gì để cho đi, bạn chẳng có gì để đóng góp cả. Hãy "đồng ý" với bản thân mình trước, và sau đó bạn sẽ thấy tự tin để đưa ra lựa chọn đúng đắn. Cũng đừng nên quá bận tâm về những gì người khác nghĩ về bạn.

Chúc bạn thành công!

Tham khảo: Forbes, WikiHow

Link nội dung: https://vietnambusinessinsider.vn/3-quy-tac-ban-nen-nam-ro-de-vuot-qua-su-ca-ne-cua-ban-than-trong-cong-viec-va-cuoc-song-a17769.html