Thị trường chứng khoán Mỹ có một tuần biến động lớn, OPECNga đồng ý gia hạn việc cắt giảm sản xuất dầu tới hết tháng 7, Cathay Pacific nhận gói cứu trợ trị giá 39 tỷ đô la Hồng Kông (tương đương 5 tỷ đô la Mỹ) đổi lấy 6,1% cổ phần công ty, là những tin tức về kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
Kinh Tế và Thị Trường
British Airways và các hãng hàng không lớn của anh sẵn sàng kiện chính phủ về quyết định cách ly đối với hành khách ở ga đến từ ngày 8 tháng 6. Cụ thể, tất cả các hành khách bay đến Anh, kể cả công dân Anh, đều phải điền vào đơn cam kết sẽ tự cách ly trong 2 ngày và nêu rõ địa điểm, đồng ý kiểm định tại chỗ, và chịu phạt nếu không chấp hành. Các hãng hàng không và ngành nhà hàng khách sạn tỏ ra không hài lòng, vì họ cho rằng điều khoản này sẽ làm khách du lịch không muốn đến Anh, gây thiệt hại lâu dài cho các doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn.
Cathay Pacific nhận gói cứu trợ trị giá 39 tỷ đô la Hồng Kông (tương đương 5 tỷ đô la Mỹ) đổi lấy 6,1% cổ phần công ty. Swire Pacific vẫn là cổ đông lớn nhất, nhưng với cổ phần ít đi, giống như cổ phần của các nhà đầu tư khác từ Air China và Quatar Airways.
Chính phủ Pháp cũng tuyên bố gói cứu trợ trị giá 15 tỷ Euro (tương đương 17 tỷ đô la Mỹ) để giải cứu ngành hàng không. Bruno Le Maire, bộ trường tài chính, nói rằng gói cứu trợ này nhằm giải cứu 1/3 số việc làm có thể bị mất vĩnh viễn. Airbus đã bắt đầu việc cắt giảm nhân sự, cũng là lý do tại sao gói cứu trợ được thông qua.
Christine Lagarde bảo vệ việc ngân hàng ECB phản ứng với khủng hoảng, mô tả kế hoạch của ngân hàng trung ương này là “tạm thời, có trọng tâm, và vừa đủ”. Bà nêu lên ý kiến này vài ngày sau khi ngân hàng ECB gia tăng khoản mua trái phiếu trị giá 600 tỷ Euro (tương đương $683 tỷ đô la Mỹ), đẩy giá trị trái phiếu trên bảng cân bằng tài chính lên tới 1,35 nghìn tỷ Euro và sẽ tiếp tục tới ít nhất tháng 6 năm 2021.
Ngân hàng trung ương Mỹ, Federal Reserve, tuyên bố giữ vững lãi suất trong ngưỡng 0.00%-0.25% và không có ý định tăng lãi suất tới hết năm 2022. Jerome Powell, trưởng ngân hàng trung ương, cho rằng việc nền kinh tế và thị trường việc làm quay lại thời điểm trước dịch sẽ mất rất lâu. Ông cũng tuyên bố sẽ làm hết khả năng và vận dụng mọi phương tiện tài chính có thể.
Ngân hàng thế giới, World Bank, dự báo GDP toàn cầu giảm 5,2% năm nay, cũng là lần khủng hoảng thứ 4 kể từ năm 1900 và là lần nặng nhất kể từ sau thế chiến thứ 2. GDP các nước lớn giảm 7%, còn các nước mới nổi giảm 2,5%. Thu nhập bình quân sẽ giảm 3,6%, đẩy hàng triệu người vào tình trạng nghèo đói cùng cực.

OPECNga đồng ý gia hạn việc cắt giảm sản xuất dầu tới hết tháng 7. Với giá dầu ổn định, Saudi Arabia sẽ ngừng việc cắt 1 triệu thùng 1 ngày vào tháng này. Gía dầu thô đang vào ngưỡng 40 đô la Mỹ một thùng, gấp đôi so với giữa tháng tư.
Chứng Khoán Mỹ
Thị trường chứng khoán Mỹ có một tuần biến động lớn. S&P500 đạt 3.232 điểm vào thứ hai, bằng ngưỡng ngày 31 tháng 12 năm 2019, trước khi lao dốc và kết thúc ở 3.041 vào thứ sáu, giảm 6,3%. Chỉ số DOWNASDAQ cũng giảm lần lượt 6.4% và 2.4%, với chỉ số NASDAQ chạm ngưỡng 10,000 lần đầu tiên vào ngày thứ tư. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng thị trường chứng khoán đang định lại giá khi nguy cơ của làn sóng Covid-19 thứ 2 ở Mỹ đang có dấu hiệu trở thành hiện thực. Một ý kiến trái chiều cho rằng, việc thị trường nhận ra sự tăng tốc phi mã là vô lý và đang định lại giá, tạo cơ hội cho nhiều nhà đầu tư lớn mua với giá đúng khi lợi nhuận từ việc cầm tiền mặt và trái phiếu với lãi suất thấp là gần như không có.
Starbucks (NASDAQ: SBUX) khuyến cáo nhà đầu tư rằng lợi nhuận cả năm có thể thấp hơn so với dự kiến và thông báo trước doanh thu quý 3 có thể sẽ tệ hơn suy tính ban đầu. Công ty cho biết việc ảnh hưởng kinh doanh từ Covid-19 sẽ giảm đi từ đây cho đến cuối năm. Tuy nhiên, chỉ số doanh thu cùng cửa hàng (same store sales, chỉ số báo hiệu tình trạng hoạt động của ngành bán lẻ) có tiến triển, tăng từ -63% (tháng tư) lên -32% trong tháng 5. Ở thị trường Trung Quốc, SBUX thấy chỉ số doanh thu cùng cửa hàng tăng từ -32% vào tháng tư, lên -21% vào tháng 5. Cổ phiếu SBUX giảm 9% vào tuần trước.
Five Below (NASDAQ: FIVE) và Guess (NASDAQ: GES) thông báo doanh thu tuần rồi, báo hiệu việc người tiêu dung bắt đầu thay đổi thói quen mua hàng tập trung vào giá trị nhiều hơn là xa xỉ. FIVE thông báo lỗ 91 cents trên một cổ phiếu, với doanh thu là 200,9 triệu đô la Mỹ và chỉ số doanh thu cùng cửa hàng giảm 51.8%. Các chỉ số đều thấp hơn so với mong đợi của nhà phân tích. Nhưng ban lãnh đạo của FIVE lại tỏ ra rất lạc quan trong việc kinh doanh sắp tới, khi có ý định mở từ 100 tới 120 cửa hàng từ đây cho đến cuối năm, cho rằng việc người tiêu dung bắt đầu mua hàng giảm giá đang trở lại mạnh mẽ. Ngược lại, GES thông báo doanh thu lỗ 1.81 đô la trên 1 cổ phiếu với lợi nhuận 260.2 triệu đô la Mỹ. Banh lãnh đạo cũng khuyến cáo việc kinh doanh bết bát có thể tiếp tục với tiến độ như quý 1 từ đây cho đến hết năm. Cổ phiếu của FIVE giảm 1,25%, của GES giảm 29% vào tuần trước.
Adobe (NASDAQ: ADBE) thông báo doanh thu tốt hơn mong đợi của nhà phân tích với lợi nhuận đạt 3.13 tỷ đô la Mỹ với lãi 2.45 đô la Mỹ trên 1 cổ phiếu. CEO Shantanu Narayen cũng tuyên bố việc di chuyển của ngành công nghệ lên nền tảng mạng Internet trước đại dịch này là một cơn gió xuôi cho hoạt động kinh doanh của công ty. Cổ phiếu ADBE tăng 4.1% vào tuần trước.
Lululemon (NASDAQ: LULU) thông báo doanh thu thấp hơn dự kiến của nhà phân tích và không công bố chỉ số doanh thu cùng cửa hàng. Dù vậy, nhiều nhà phân tích ủng hộ hoạt động kinh doanh qua mạng và chất lượng sản phẩm của LULU, cũng như việc người tiêu dùng sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm của công ty khi xã hội bắt đầu mở cửa và các hoạt động ngoài trời trở lại. Cổ phiếu LULU có sự hồi phục mạnh mẽ nhất từ tháng 3, nhưng giảm 8% vào tuần trước.
Hertz Holdings (NASDAQ: HTZ) được tòa án cho phép tiến hành bán cổ phiếu với tổng giá trị lên tới 1 tỷ đô la Mỹ. Điều đáng chú ý là công ty này đã đệ đơn phá sản và đang ngồi trên một khoản nợ khá lớn, trong khi bản thân công ty không hề có tiền mặt để trả. Việc bán cổ phiếu này dấy lên quan ngại về tính minh bạch tài chính từ nhiều chuyên gia phân tích.
2 cổ phiếu của Goldman Sachs (NASDAQ: GS), Progressive (NASDAQ: PGR) được chú ý bởi Barrons. Với GS, Barrons cho rằng việc ngân hàng này không bị ảnh hưởng nhiều từ lãi suất thấp là một lợi thế vì mảng tín dụng cá nhân và doanh nghiệp chiếm tối thiểu trong hoạt động kinh doanh. Thay vào đó, GS có rất nhiều nguồn đầu tư từ thị phần tư nhân, trải dài ở rất nhiều nước, đem lại nguồn thu tốt hơn việc kinh doanh chứng khoán hay trái phiếu. Còn PGR, đây là công ty bảo hiểm thuộc vào hàng mạnh nhất về kinh doanh khi chỉ số gộp (combined ratios, chỉ số báo hiệu khả năng kinh doanh của các công ty bảo hiểm) thuộc vào ngưỡng 90%, cao hơn hẳn so với các công ty cùng ngành.
Lịch kinh tế cho tuần 15/6-19/6
Thứ 2 – 15/6
Chỉ số công nghiệp của Trung Quốc
Thứ 3 – 16/6
Quyết định của ngân hàng Nhật Bản BOJ
Chỉ số kinh tế ZEW của Đức
Chỉ số kinh doanh bán lẻ của Mỹ
Thứ 4 - 17/6
Chỉ số tiêu dùng của Anh (CPI)
Chỉ số tiêu dùng của Châu Âu (CPI)
Dự trữ dầu thô của Mỹ
Thứ 5 – 18/6
Quyết định lãi suất của ngân hàng Anh
Chỉ số xin thất nghiệp ở Mỹ
 
Tổng hợp từ Wall Street Journal, Bloomberg, Barrons, The Economist, và CNBC