Tôi thấy mọi người có ý định kinh doanh đồ uống nhưng thường thì chẳng biết phải bắt đầu từ đâu và làm như nào, sử dụng đồng tiền như nào sao cho vừa tiết kiệm lại vừa đem lại hiệu quả cao.

Mở một quán Trà hay Cafe bao nhiêu tiền là đủ? Câu hỏi này luôn là câu hỏi đầu tiên khi vừa có ý tưởng kinh doanh đồ uống hiện nay.

Tổng hợp tất cả lại có thể chia thành các bước như sau:

1. Xác định nguồn vốn - dòng tiền

(theo từng thị trường, thị trường thành phố, tuyến huyện, tỉnh... mà khoản vốn dự trù ban đầu sẽ khác nhau)

- Vốn ở đây không hoàn toàn phải là tiền, vốn còn là kinh nghiệm, hiện vật, mặt bằng, cơ sở vật chất sẵn có. Mà khi hùn tất cả vào đều có thể quy ra thành vốn.

Ví dụ thế này, Tôi và 1 người bạn nữa cùng nhau lên ý tưởng mở quán, tôi có kinh nghiệm còn bạn tôi có tiền. Thì với kinh nghiệm của tôi cũng có thể sở hữu từ 30 - 35% cổ phần của quán. Với điều kiện sau khi trừ đi hết tất cả các chi phí hàng tháng nếu quán có lợi nhuận thì tôi trực tiếp nhận đc 30 - 35% lợi nhuận chia theo sở hữu cổ phần. Còn bạn tôi nhận 65 - 70% lợi nhuận còn lại. Cho tới khi bạn tôi thu lại đủ số tiền đầu tư thì lúc đó tôi sẽ nhận được thêm "Lương Quản Lí".

Dòng tiền? Chính là tiền mặt mà bạn tôi bỏ vào. Thì lúc này lên kế hoạch để chi tiêu số tiền mặt đó sao cho minh bạch, tiết kiệm và hợp lí theo từng giai đoạn: thuê nhà, xây lắp, decor, nhân lực, nguyên vật liệu, khai trương... Rồi tiếp tục khi mở bán, phải quản lí được dòng tiền chi ra và dòng tiền thu vào...

Có thể là hình ảnh về trong nhà

2. Xác định mô hình kinh doanh - Khách hàng mục tiêu - định vị sản phẩm - Xác định vị trí điểm đứng

Bạn định bán cái gì? Trà hay Coffee? Thị trường thành phố? Tuyến tỉnh hay huyện? Bán cho ai? Tuổi tác? Sở thích như thế nào? Thói quen sử dụng ra sao?

Họ thường tập trung ở đâu? Vị trí nào xây dựng cửa hàng là phù hợp? Nên chọn đường đại lộ, nghách nhỏ hay tuyến đường giao nhau?

Bao nhiêu người tại khu vực đó đang kinh doanh sản phẩm đó? Điểm mạnh điểm yếu của họ là gì? Làm thế nào để khác biệt? Lấy gì làm sản phẩm chủ đạo? Hình thành phong cách cửa hàng? Có cần thiết kế nhận diện phù hợp với mô hình kinh doanh? Không gian có cần phù hợp với nhận diện sản phẩm? Hay chỉ đơn giản là trang điểm cho hợp mắt là đc?

3. Lên menu - xây dựng sản phẩm theo ý tưởng mô hình kinh doanh - tìm nguồn nguyên liệu phù hợp (nhập khẩu hay nội địa)?

Đây là giai đoạn khó nhất, bởi xây dựng sản phẩm có tính riêng, độc đáo và phải ngon và LẠ !!

Tôi không nói đi học 1 khóa pha chế là dở, nhưng bạn thử nghĩ xem, người ta dạy cho bạn đc thì thằng bên cạnh bạn người ta cũng dạy đc, nguyên liệu mua không khó nhưng để khác biệt, để có tính riêng + cạnh tranh thì lại không phải dễ. Vậy bạn phải làm thế nào để xây dựng bộ sản phẩm có CHẤT?

Tôi rất thích cạnh tranh, bởi cạnh tranh làm chúng ta khôn lên, phải thay đổi để sinh tồn. Cạnh tranh không có nghĩa là tiêu diệt thằng bên cạnh, mà cạnh tranh lại giúp cho chúng ta phải liên tục cải thiện mình cải tiến sản phẩm và chất lượng phục vụ ngày 1 tốt hơn chuyên nghiệp hơn, lấy tình cảm của khách hàng bằng chính giá trị của mình thì dần dần được Khách Hàng công nhận từ đó mới trở thành THƯƠNG HIỆU của 1 vùng và lan rộng !!

Nhớ ngày xưa, khi tôi còn làm ở (the TRÀ bubble tea room - Việt Trig) nào là Chago, Tocotoco, Bobbabop, tới cả Dingtea... đều bị đánh bại 😀 cảm giác sướng lắm các bác.

Mà mỗi giai đoạn đánh bại họ, mình lại càng chuyên nghiệp hơn, lại càng được công nhận hơn, tự hào lắm.

Tôi nghĩ đó mới là Giá Trị Của 1 Thương Hiệu

À quên... cuối cùng các bác khi lên được sản phẩm xong thì phải lên kế hoạch xây dựng:
- Quy trình đào tạo
- Quy trình bán, chạy thử + khai trương nữa nhé.

Nguồn: Nguyễn Minh Tuấn