Khi mới bắt đầu đi làm, và khi được giao qu.ản l.ý một đội nhóm lần đầu, chúng ta hay phạm phải một lỗi mà các bạn trẻ nhiệt thành đầy hứng khởi và ý tưởng hay ho thời nào cũng mắc phải. Đó là thể hiện rõ ràng cảm xúc và suy nghĩ thật của mình, chan hòa thân thiện với tất cả mọi người. Ý hướng của chúng ta là muốn mọi người gia tăng tối đa tình cảm, tinh thần và nỗ lực để làm tốt nhất, để trở thành đội nhóm mạnh nhất, đạt giải lớn nhất, gây ấn tượng tốt nhất đặc biệt trước những người quản lý cấp cao trong công ty!

Và trong lúc còn đang hứng khởi như thế, thì tôi cũng không phải ngoại lệ, rất ghét khi gặp phải ông sếp nào họp với thái độ bình thản! Ông ấy tiếp nhận tất cả những ý tưởng hay ho, cao siêu, tuyệt vời của mình, rồi cả cam kết tăng doanh số mà vẫn thản nhiên. Ông ấy khen chiếu lệ ý tưởng của mình và các đội khác và chỉ hứa nhẹ sẽ xem xét sau đó nếu ổn sẽ tiến hành!

Rồi có dịp gặp mấy anh giám đốc, chủ tịch của các cô.ng t.y, tập đoàn lớn, thoạt đầu không quen cứ có cảm giác họ lạnh lùng và không thích nói, thể hiện nhiều thậm chí là cố tình giữ khoảng cách. Làm cho mình thấy khó mà giao tiếp kiểu xởi lởi thông thường được.
Tại sao các ông ấy cứ phải như thế nhỉ? Đây là điều mà chả sách vở nào về qu.ản t.rị doanh nghiệp nói tới!

Chỉ khi nào va rồi, gặp chuyện với đội nhóm, hoặc lên các vị trí qu.ản l.ý cao hơn thì mới thấy hình như cách mình làm trước đó sai sai! Và chính ra cách phản ứng ít như của s.ếp mới thực là đúng!

Có lẽ trong những phim ảnh tôi xem, phim Bố Già là bộ phim đầu tiên thể hiện chính xác điều này rõ ràng như cần phải có trong thực tế. Và đây là nguyên nhân của hiện tượng nói trên:

Vốn dĩ, các lãnh đạo muốn thực hiện công việc của mình thì phải thông qua một loạt “tay chân”, tức là đội các qu.ản l.ý bên dưới. Đội này càng hùng mạnh và có hiệu suất cao thì cách suy nghĩ và tâm cơ của họ càng phức tạp! Họ là những người đã trải qua nhiều giai đoạn từ lúc vất vả khó khăn, cống hiến rất nhiều trong tổ chức. Họ hiểu rõ cấu trúc các vị trí trong toàn công ty và luôn ở cạnh sếp, thậm chí là còn nhiều thời gian để trao đổi và bạn luận với s.ếp hơn chính vợ con mình.

Là những người tài họ đón ý s.ếp rất giỏi, vì thế chỉ một động thái nhỏ họ cũng có thể luận ra suy nghĩ thật của s.ếp và triển khai nó thành hành động trong thực tiễn. Khi họp với s.ếp, tất cả họ luôn có một biểu hiện chung là tích cực, cầu thị, nhưng ở bên trong đầu họ lúc đó, là hàng loạt tính toán khác. Đây là điều không thể tránh!

Và khi triển khai này thì rất dễ với quyền hạn lớn được trao cũng như ban bệ, anh em dưới quyền họ có thể thêm vào ý riêng của họ. Không nói các ý này là tốt hay không, nhưng khi thêm vào như thế, tức là họ đã thay đổi hay chỉnh một phần, dù là nhỏ trong “ý chỉ” của sếp. Rồi họ hầu như chắc chắn sẽ có những va chạm trong khác biệt quan điểm với các cấp quản lý và đồng nghiệp trong công ty. Và ai cũng thế, cũng có sự ích kỷ riêng của mình, đôi khi không liên quan tới vật chất mà chỉ liên quan tới tình cảm và tinh thần, muốn giành ảnh hưởng về phía mình. Vậy là họ tìm cách tác động tới s.ếp dựa trên những dấu hiệu tình cảm mà s.ếp đưa ra cũng như các cách phản ứng mà từ trước tới giờ sếp vẫn cho thấy.

Trong hoàn cảnh của phim Bố Già điều này càng rõ. Nếu coi cả tổ chức của gia đình Corleone như một công ty thì Michael tham gia vào công ty đó vào lúc vô cùng nguy hiểm. Không chỉ vì Bố Già chính thức đang phải dưỡng thương, tay sát thủ hàng đầu của tổ chức vừa bị xử, kẻ địch chực chờ đánh lén. Mà còn vì lúc này chưa biết rõ ai là tay trong cũng như ảnh hưởng của kẻ địch đã lan tới đâu trong các bộ phận của gia đình Corleone. Họ đã làm cho ai lung lay, ngả nghiêng muốn làm phản theo họ. Nếu ngồi im, chắc chắn toàn bộ mọi thứ sẽ sụp đổ!

Do vậy Michael buộc phải ra tay, anh ta đạo diễn, tham gia và kết thúc một cuộc trả thù với hai kẻ có thế lực và ảnh hưởng rất lớn thời đó.

Điều đáng chú ý là Michael làm tất cả các việc đó mà không hề ở trạng thái bị kích động. Anh ta nhìn tất cả sự việc dưới lăng kính lạnh lùng của một businessman. Tức là đó là những việc cần phải làm và làm triệt để để gửi đi thông điệp tới cả bên ngoài và bên trong tổ chức chứ không phải thể hiện cảm xúc cá nhân! Nếu nói trong toàn bộ phim, thì tôi thích nhất cảnh mà Michael ngồi cùng đám đầu lĩnh và lần đầu lên tiếng. Trong bộ complete rẻ tiền so vơi cả đám ăn mặc cực kỳ sang trọng xung quanh, cả thân hình nhỏ bé như chìm vào chiếc ghế bành da to lớn, mặt thì thâm tím, méo xẹo do bị đánh vỡ hàm. Cứ ngỡ như anh ta là thành phần vô danh tiểu tốt, được cho tham gia cuộc họp là may rồi. Chỉ vài câu nhẹ nhàng, đã thể hiện khá rõ ai là sói đầu đàn và ai mới là kẻ xứng đáng kế vị bố già!

Bỏ qua tất cả cách thể hiện bạo liệt của giới Mafia, nếu chỉ nhìn nhận khách quan, có thể thấy đây là hình mẫu chuẩn nhất của một vị sếp khi lên vị trí cao và hiểu rằng mình không còn cách nào khác phải giữ vị trí trung dung không nghiêng ngả, dù vẫn phải ra đòn rất quyết liệt!

Đó chính là lý do mà s.ếp, dù cho không muốn, cũng ít khi bày tỏ cảm xúc thật của mình! Vì ngoài khách hàng, nhân viên trong cô.ng t.y là những người luôn rất giỏi trong việc đón ý và chiều theo để làm việc của bản thân. Dù s.ếp nghiêng về hướng nào thì cũng sẽ thành cục diện một vài bên hài lòng và các bên khác thì không! Mà công việc thì nhiều chứ đâu có phải cả năm mới có một lần đưa ra ý kiến. Mà người đời họ chỉ nhớ những lần trái ý còn những lần đồng thuận thì họ thường coi là không có gì đặc biệt, vì ai chả thấy ý tưởng của mình là thiên tài, không đồng ý tức là không hiểu gì!

VẬy là ông sếp tưởng như là soi xét mọi sự, thực ra lại rất mệt trong việc phải đối mặt với việc bị quản lý cấp dưới soi sét mỗi ngày để đánh giá xem s.ếp thực ra đang “có ý gì với mình mà làm thế!”

Chính vì thế họ phải chung chung nhất, xa xa gần gần nhất, không để ai mếch lòng mà công việc vẫn tiến triển.

Tác giả: Đỗ Xuân Tùng