VietnamBusinessInsider
No Result
View All Result
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Đăng ký Thành viên
VietnamBusinessInsider
No Result
View All Result
VietnamBusinessInsider
No Result
View All Result
Trang chủ Quản trị

Ghi chép từ một hội thảo cực chất với Shark Phú: Thương hiệu Việt, chuỗi giá trị và cơ hội trong khủng hoảng

Nguyên Thảo Nguyên Thảo
4 tuần trước
trong Quản trị
107 6
0
Ghi chép từ một hội thảo cực chất với Shark Phú: Thương hiệu Việt, chuỗi giá trị và cơ hội trong khủng hoảng
Share on FacebookShare on Twitter

Ngày 26/12, trong khuôn khổ của chương trình Year End Party tại Hà Nội, cộng đồng Brand Walkers rất may mắn mời được Shark Phú – Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse đến chia sẻ về chủ đề “Khát vọng thương hiệu Việt” tại Legacy Yên Tử.

Khách mời phần thảo luận còn có sự góp mặt của Ms. Dương Thanh Tâm – Nguyên PTGĐ Vincommerce, Chuyên gia quản trị chiến lược doanh nghiệp.

Anh Phạm Đình Nguyên và tôi có tham gia làm Moderators trong hội thảo này, đồng thời recap được một số ý cơ bản sau:

1. Thế nào là “Thương hiệu Việt”?

Nhận thức của các doanh nghiệp, NTD và cơ quan ban ngành, quy định của nhà nước về việc “thế nào thương hiệu Việt” còn chưa rõ ràng và nhất quán. Anh Phú đưa ra câu hỏi Bia Sài Gòn bán cho Thái Lan, Kinh Đô bán cho Mondelez thì có còn là thương hiệu Việt nữa không?

Theo quan điểm của anh Phú “Thương hiệu Việt” nên được gắn liền với nguồn gốc ra đời của thương hiệu đó. Câu chuyện SX ở đâu “Made in …” không quan trọng vì 2 lý do:
– Xu thế về chuỗi cung ứng toàn cầu
– Giá thành sản phẩm chỉ chiếm khoảng 30-35% giá bán trong đó phần SX chỉ chiếm khoảng 5%, còn lại là nguyên vật liệu. Vậy cái điểm “Made in …” chỉ chiếm khoảng 5% trong giá bán có thực sự quan trọng như chúng ta lầm tưởng.

Tuy nhiên “Thương hiệu Việt” nên có các cấp độ ưu tiên giảm dần như sau:
– 100% Việt Nam cả nguồn gốc và SX.
– Chủ Thương hiệu là Việt Nam (SX có thể không ở Việt Nam)
– Sản xuất ở Việt nam (có thể chủ VN hoặc nước ngoài)

Và cuối cùng anh nhấn mạnh, không phải vấn đề made in ở đâu, mà quan trọng là hệ thống quản lý chất lượng của từng doanh nghiệp và quốc gia đó như thế nào.

2. Chuỗi giá trị

Vì sao các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Đức… không tham gia sản xuất, họ chỉ tập trung vào R&D, phân phối và thương hiệu.
Khi mới tham gia thị trường chúng ta thường không đủ nguồn lực để lm chủ tất cả các mắt xích của chuỗi cung ứng. Chúng ta phải chọn những mắt xích chúng ta có lợi thế nhất, tập trung vào một thứ để làm thật tốt, phần còn lại là out source trong hoặc ngoài nước.

Vì sao một sản phẩm chỉ cần gắn mác của Đức là có thể bán giá cao hơn 50%? Đó là câu chuyện của thương hiệu. Anh Phú nhấn mạnh giá trị và vai trò của thương hiệu. Theo Shark Phú thì thương hiệu là mắt xích có thể chiểm tỷ lệ giá trị rất cao trong chuỗi giá trị của bất cứ sản phẩm & dịch vụ nào.

3. Cơ hội trong khủng hoảng

Khủng hoảng là cơ hội để các doanh nghiệp kiểm chứng lại mô hinh và sản phẩm. Nếu vượt qua được khó khăn và khủng hoảng, điều đó cho thấy mô hình của doanh nghiệp đúng hoặc sản phẩm đúng. Nếu bạn thành công trong giai đoạn thị trường đang tăng trưởng, thì chưa chắc là do bạn làm tốt mà do thị trường tốt sẵn.

Khủng hoảng cũng là thời điểm vàng để kiếm tiền và khởi nghiệp. Nếu có thể hãy khởi nghiệp trong khủng hoảng và chọn những ngành đang chết vì trong khủng hoảng sẽ nhiều doanh nghiệp chết, bạn có thể kiếm được những deal hời, và chuẩn bị để bứt tốc khi thị trường hồi phục.

4. Kịch bản cho khủng hoảng

Không chờ đến khi có khủng hoảng mới lên kịch bản. Để làm tốt chúng ta cần nghĩ đến những kịch bản đối phố ngay từ lúc thị trường còn ổn định và tăng trưởng để không bị động trong khủng hoảng.

5. Giá trị thật từ tâm

Trong quá trình tiếp xúc với anh Phú từ khi tư vấn dự án tái định vị thương hiệu tập đoàn Sunhouse năm 2016 do Richard Moore Associates tiến hành, và trong vòng vài tiếng ít ỏi ngày 26/12 vừa rồi điều mà tôi thấy anh Phú nhắc nhiều nhất là “chân thật”. Anh muốn mang đến giá trị thật cho khách hàng, muốn khách hàng cảm nhận Sunhouse là “chân thật”, và với nhân sự Sunhouse, như anh chia sẻ anh cũng đối xử “thật” từ chính cái tâm của mình. Có lẽ đó là lý do vì sao các nhân sự key ở Sunhouse đều là những người kỳ cựu theo anh từ những ngày đầu tiên.

Phần thảo luận với Ms.Dương Thanh Tâm bổ sung thêm những góc nhìn rất sắc bén của người thực thi ở tầm quản trị chiến lược.

Tâm chia sẻ về khát vọng thương hiệu Việt, không nên chỉ dừng lại ở khát vọng của doanh nghiệp mà hãy chuyển khát vọng đó từ người làm (DN) sang người mua. Tương tự như câu chuyện NTD không hiểu tại sao rau muống của VinEco (Tâm có thời gian ngắn điều hành VinEco) đắt gấp 2-3 lần ở ngoài chợ? Tâm cho rằng DN cần kể cho khách hàng câu chuyện về thương hiệu và sản phẩm của mình, nó được SX như thế nào? Tại sao nó đắt? …

Câu chuyện khủng hoảng và các DN cần chuẩn bị KHKD chủ động như thế nào cho 2021? Tâm cho rằng KHKD theo quan điểm của Tâm không phải là năm nay tăng trưởng bao nhiêu so với năm ngoái mà là những kế hoạch DN chưa từng làm trước đó. Với bối cảnh khó dự đoán, DN cần có kịch bản màu đen, màu xám và màu xanh cùng với nguồn lực và năng lực thực thi để ra quyết định.

Chia sẻ từ người thật việc thật thực sự vô cùng chất lượng và đáng giá!

Tác giả: FB  Phuong Thi Phung

Tags: cộng đồng Brand WalkersShark PhúSunHouse

Cùng Chủ đề

Kinh doanh F&B: Bài học dành cho những ai muốn đầu tư lớn

Kinh doanh F&B: Bài học dành cho những ai muốn đầu tư lớn

Trần Duy Phong
27/01/2021, 17:21

BÀI HỌC 1: Không phải mô hình nào cũng phát triển thành chuỗi được Năm 2007, tôi có cùng một...

Mở công ty nhưng phá sản chỉ sau 2 năm, tôi đã rút ra được điều gì?

Mở công ty nhưng phá sản chỉ sau 2 năm, tôi đã rút ra được điều gì?

Trần Duy Phong
27/01/2021, 16:56

Thời điểm công ty mới thành lập, quy mô rất lớn, chí hướng rất cao: Chúng tôi phải trở thành...

Review sách No.2: Bố Già

Review sách No.2: Bố Già

Hùng Nguyễn
27/01/2021, 07:01

Tom Hanks nói về Bố Già như sau “Bố Già là sự tổng hòa của mọi hiểu biết. Bố Già...

Có nên khó chịu với những khách hàng ngồi quá lâu tại quán?

Có nên khó chịu với những khách hàng ngồi quá lâu tại quán?

Ricky Hồ
26/01/2021, 21:14

Nếu quán vẫn còn bàn trống thì tại sao chúng ta phải khó chịu khi khách hàng ngồi 4 tiếng,...

Đặt Hòa Phát và Thaco lên bàn cân chiến lược, tư duy, quá trình tăng trưởng và mô hình quản trị

Đặt Hòa Phát và Thaco lên bàn cân chiến lược, tư duy, quá trình tăng trưởng và mô hình quản trị

Minh Dự
26/01/2021, 14:08

Ông Trần Đình Long khác tư duy với Bầu Đức khi sớm rời bỏ Bóng đá để tập trung toàn...

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook Twitter Instagram
VietnamBusinessInsider

Công ty TNHH Truyền thông Quảng cáo Người Đồng Hành
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Đăng Hùng
ĐC: 05 Đường 2A, P.Long Bình, Q.9, TP.HCM
Hotline: 077 9744 666 - Email: vietnambusinessinsider@gmail.com
Giấy phép thiết lập MXH số 477/GP-BTTTT cấp ngày 05/11/2019

Diễn Đàn

  • Insight Vietnam
  • Chuyện thương trường
  • Quản trị
  • Hồ sơ Doanh nhân
  • Công nghệ
  • Phong cách

Dành cho thành viên

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Hợp tác Truyền thông

© 2020 VietnamBusinessInsider

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Đăng ký thành viên
  • Diễn đàn
    • Insight Vietnam
    • Chuyện thương trường
    • Quản trị
    • Hồ sơ Doanh nhân
    • Công nghệ
    • Phong cách
  • Thỏa thuận sử dụng

© 2020 VietnamBusinessInsider

Chào mừng bạn trở lại!

Login to your account below

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản mới

Fill the forms bellow to register

Trường bắt buộc. Đăng nhập

Lấy lại mật khẩu

Please enter your username or email address to reset your password.

Đăng nhập