1. Tên brand Kee Nguyễn: Nghe tên brand là Kee Nguyễn chắc ai cũng nghĩ chủ người Việt, nope. Giống như Bánh Shop, tên có chữ “Bánh” nhưng chủ brand là Yum Int’ của Mỹ. Còn Kee Nguyễn thì chủ là người Malay. Kee = họ của Henry (1 trong 2 founder), Nguyễn = họ phổ biến nhất Việt Nam…
2. Mô hình Café Cốp Xe: Henry và Radius là hai con nghiện café Việt Nam, thích mô hình café dạo… Về Malay, họ cải tiến mô hình này thành bán café set-up mọi thứ ở cốp xe ô tô và bán dạo. Ban đầu khá vất nhưng sau đó tệp fan cuồng café Việt cũng đông, họ quyết định bỏ việc và tập trung vào việc phát triển Kee Nguyễn thành chuỗi
3. Chuỗi café Kee Nguyễn: Brand được mở vào 2019, đã scale-up lên thành hơn 40 cửa hàng, chủ yếu qua phương thức Nhượng quyền. Điểm gọi là USP của Kee Nguyễn là pha chế đúng kiểu Việt Nam truyền thống và dùng hạt café nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam…
4. Định giá: Giá cao hơn café cóc nhưng thấp hơn rất nhiều so với các quán café “Tây”, triết lý kiểu Ngon – Bổ - Rẻ. Quan trọng nhất là tích sản khách hàng, khách hàng tích lũy ngày qua ngày thành khách quen, khách quen thành fan ruột
5. Nhượng quyền “lỏng”: Người mua NQ được phép sáng tạo, các mô hình từ kiosk đến cửa hàng bán lẻ hay quán café, miễn là hiệu quả. Kee Nguyễn chủ yếu lo R&D sp đồ uống nhưng ko ép buộc các cửa hàng NQ phải đưa lên menu, ví dụ như có quán bán café trứng, có quán ko. Hầu hết những người mua NQ đều là khách ruột của Kee Nguyễn…
6. Quản lý tinh gọn: Dù 42 cửa hàng nhưng bộ phận điều hành của Kee Nguyễn chỉ có 5 người. Mô hình được set-up để 1 người cũng có thể vận hành, và đó thường là người chủ-mua NQ của Kee Nguyễn luôn. Số lượng bán: Trung bình 70-100 ly/ngày nên ko cần phức tạp hóa làm gì
Thông số dựa trên bài viết từ tháng 7/2022, đến giờ ko biết Kee Nguyễn có scale-up lên được nhiều không. Có điều, mô hình café cốp xe ô tô hay phết đấy chứ… Coffee Bike ngoài HN trước cũng đã từng set-up 1 con xe như vầy… cũng nhiều điều đáng tiếc phết