Khảo sát cho thấy các nhà sản xuất ở châu Âu có thể sẽ vượt qua đợt suy thoái tồi tệ nhất sau đại dịch thế giới. Tuy nhiên, các nước châu Á lại đang đối mặt với sự mất mát nặng nề hơn từ tháng Năm do sự sụt giảm trong thương mại toàn cầu. Những cường quốc xuất khẩu như Nhật Bản và Hàn Quốc đang chứng kiến sự tụt dốc mạnh nhất trong hơn một thập kỷ qua. Đại dịch Covid-19 đã giết chết hơn 370.000 người trên khắp thế giới, tàn phá chuỗi cung ứng và dập tắt nhu cầu mua bán khi các doanh nghiệp buộc phải đóng cửa và công dân phải ở nhà. 
Vào thời điểm hiện tại, các nhà máy trên khắp châu Âu đang hoạt động mạnh mẽ trở lại và liên tục ký thêm hợp đồng. Nhiều nhà quản lý thu mua cũng cho biết sự trì trệ trong tháng Tư đã trôi qua khi chính phủ bắt đầu nới lỏng và giảm bớt các biện pháp cứng rắn từng được sử dụng để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử gần 22 năm, chỉ số quản lý mua hàng sản xuất khẩu (PMI) của IHS Markit cho khu vực đồng euro đã phục hồi phần nào vào tháng trước, tăng lên 39,4 từ 33,4. Dù vậy, đây vẫn còn là một chặng đường dài cho đến khi chạm tới con số 50. Peter Dixon tại Commerzbank nói rằng ông có cảm giác tháng Tư là tháng tồi tệ nhất, đặc biệt là trong khu vực đồng euro. Ông hy vọng tất cả chúng ta đều đã vượt qua điều tồi tệ nhất này.
Nước Anh cũng chứng kiến ​​một sự suy giảm mạnh khác và các nhóm tăng trưởng chủ yếu liên quan đến thiết bị bảo vệ sức khỏe và bảo vệ cá nhân, mặc dù một số công ty đã báo cáo các dòng chảy mới của doanh nghiệp khi khách hàng bắt đầu quay trở lại.
Cuối ngày, dữ liệu từ Hoa Kỳ cho thấy hoạt động của các nhà máy lại giảm một lần nữa vào tháng trước (tháng Năm).
Bên cạnh tác động tàn khốc của đại dịch, cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về tình trạng của Hồng Kông và việc xử lý đại dịch của Bắc Kinh có thể làm gia tăng sự căng thẳng đang diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy, vùng lõm trong hoạt động kinh tế thế giới sẽ còn lún sâu hơn và sự phục hồi có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn so với dự đoán khi đại dịch vẫn đang tiếp tục lan rộng - theo một cuộc thăm dò gần đây của Reuters. Tháng trước, quỹ tiền tệ quốc tế cho biết nền kinh tế toàn cầu sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến ​​để phục hồi hoàn toàn sau cú sốc virus, cần thu gọn kế hoạch hiện tại đi 3%. Tuy nhiên, chứng khoán thế giới chỉ khựng lại ở mức cao nhất trong ba tháng vào thứ Hai, khi sự lạc quan về các nền kinh tế đẩy mạnh sự ham muốn rủi ro, bất chấp những lo ngại về bạo loạn ở Hoa Kỳ và kéo dài sự bất an của Washington đối với Bắc Kinh.
NỖI ĐAU CỦA CHÂU Á
Các cuộc điều tra về sản xuất cho thấy bất kỳ sự phục hồi nào đối với các doanh nghiệp châu Á có thể sẽ không còn thời gian, cho dù hoạt động của nhà máy Trung Quốc bất ngờ quay trở lại tăng trưởng vào tháng Năm. Chỉ số Caixin/Markit của Trung Quốc đạt 50,7 vào tháng trước, đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 1 khi việc nới lỏng cho phép các công ty quay trở lại làm việc và xoá những đơn đặt hàng chưa thanh toán. Nhưng với nhiều đối tác thương mại của Trung Quốc, sự hạn chế là vẫn còn khi các đơn đặt hàng xuất khẩu mới của họ vẫn bị thu hẹp, theo cuộc khảo sát kinh doanh tư nhân vào thứ Hai. Khảo sát PMI chính thức của Trung Quốc vào Chủ Nhật cho thấy sự phục hồi trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới còn nguyên vẹn nhưng vô cùng mong manh.

Đối với Nhật Bản, hoạt động của nhà máy đã giảm mạnh nhất kể từ năm 2009 vào tháng Năm. Cùng với đó, sản xuất của Hàn Quốc cũng tụt dốc với tốc độ nhanh nhất trong hơn một thập kỷ. 
Capital Economics - trang phân tích kinh tế thị trường tại London cho rằng sản xuất của khu vực đang suy thoái sâu sắc. "Các ngành công nghiệp có thể đã chứng kiến ​​một bước nhảy ban đầu từ việc nới lỏng các hạn chế. Và mọi thứ có thể sẽ tiếp tục cải thiện dần dần trong những tháng tới khi nhu cầu bên ngoài phục hồi", các nhà phân tích tại công ty tư vấn cho biết. "Tuy nhiên, sản lượng vẫn có khả năng thấp hơn mức bình thường trong nhiều tháng tới vì nhu cầu trong nước và toàn cầu vẫn đang suy giảm."
Hoạt động sản xuất của Đài Loan cũng đi xuống trong tháng Năm. Việt Nam, Malaysia và Philippines đã chứng kiến ​​PMI tăng trở lại từ tháng Tư, mặc dù tất cả các chỉ số vẫn nằm dưới ngưỡng 50 điểm. Dữ liệu chính thức vào thứ Hai cho thấy xuất khẩu Hàn Quốc tiếp tục giảm mạnh trong tháng thứ ba liên tiếp. Hoạt động nhà máy của Ấn Độ co lại mạnh mẽ vào tháng Năm, kéo dài sự suy giảm lớn từ tháng Tư khi chính phủ áp đặt những sự thắt chặt mới. 
Nguồn dịch: https://www.nytimes.com/reuters/2020/06/01/business/01reuters-health-coronavirus-global-economy.html?searchResultPosition=3