VietnamBusinessInsider
No Result
View All Result
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Đăng ký Thành viên
VietnamBusinessInsider
No Result
View All Result
VietnamBusinessInsider
No Result
View All Result
Trang chủ Insight Vietnam

8 bước xử lý khiếu nại của khách hàng

Trần Từ Trần Từ
10 tháng trước
trong Insight Vietnam
69 5
0
Share on FacebookShare on Twitter
Đã làm kinh doanh, ắt sẽ có lúc khách hàng than phiền. Nhất là khi bạn làm nghề dịch vụ.
Nhiều công ty có chính sách thưởng phạt dựa trên số lời khiếu nại khiến nhân viên co rúm lại hoặc xù lông nhím lên khi nghe khách hàng than phiền, vì nghĩ ngay tới sắp bị phạt. Nhiều công ty không nghĩ rằng, đó chính là cơ hội tốt để hiểu khách hàng, giữ chân khách hàng, thậm chí quảng bá thương hiệu.
Anh bạn tôi đặt sách thường xuyên trên Amazon. Một lần sách về chậm, anh viết thư khiếu nại. Ngay lập tức anh nhận được bức thư từ Amazon: “Cám ơn quý khách đã gửi thư cho chúng tôi. Chúng tôi hiểu cảm giác khó chịu khi không nhận được cuốn sách đúng hạn để sử dụng nó theo kế hoạch. Hãy cho chúng tôi chút thời gian để tìm hiểu và phản hồi trong 24h.”
Cũng trong ngày đó, anh nhận bức thư thứ 2 “Chào quý khách. Tôi là J., trưởng bộ phận giao hàng, khu vực X.. Tôi đã tìm hiểu và đúng là cuốn sách quý khách đặt vẫn đang trên đường và chậm hơn tiến độ 7 ngày mà chúng tôi đã sơ xuất không thông báo cho quý khách. Chúng tôi xin hoàn lại số tiền quý khách đã thanh toán. Xin hãy nhận cuốn sách đang trên đường đến như món quà của chúng tôi. Một lần nữa, xin chân thành cám ơn quý khách đã cho biết thông tin để chúng tôi có thể hoàn thiện dịch vụ của mình”
Bạn tôi đăng lá thư này lên mạng, và ngay lập tức lan truyền khắp cộng đồng. Tôi tin rằng nó đã tạo ra tác động rất lớn lên việc đặt mua hàng trên Amazon.
Sau đây là 8 bước xử lý khiếu nại mà chúng tôi áp dụng trong Công ty 3 năm qua.
Bước 1: Cám ơn.
Sai lầm đầu tiên, là hướng dẫn nhân viên xin lỗi ngay cả khi chưa hiểu rõ điều gì đang diễn ra. Điều này khiến cho nhân viên bối rối, bị đặt vào thế bị tấn công, còn cơn giận của khách hàng càng bùng lên.
Hãy cám ơn vì đã cung cấp thông tin. Công ty nên khiến nhân viên hiểu rằng cần làm điều này tận đáy lòng. Cứ 100 khách hàng không hài lòng, thì chỉ có 4 khách hàng than phiền. 96 người còn lại sẽ âm thầm chuyển sang nơi khác. Lời than phiền thực sự là món quà của 4 khách hàng vẫn còn mong chờ điều tốt hơn từ chúng ta. Các công ty khôn ngoan sẽ mở rộng hơn nữa các kênh lắng nghe để “nhận quà”.
Bước 2: làm rõ nguyên nhân
Đây là lúc thể hiện khả năng lắng nghe. Khách hàng có cơ hội nói ra và được lắng nghe. Quả bóng tức giận được xì hơi.
Bước 3: xin lỗi / đồng cảm.
Hãy xin lỗi chân thành nếu đó là lỗi của doanh nghiệp. Ngay cả khi không phải lỗi của doanh nghiệp cũng thể hiện đồng cảm với khách hàng. “Tôi rất hiểu anh cảm thấy khó khăn như thế nào. Tôi rất tiếc”.
Bước 4: cam kết thời hạn khắc phục.
Lưu ý, khách hàng muốn nghe thời hạn cụ thể khắc phục vấn đề. Không nên hứa “trong thời gian sớm nhất”.
Để người tiếp xúc với khách hàng có thể ngay lập tức đưa ra thời hạn cho khách, trong doanh nghiệp cần có thời hạn cho một số tác vụ thường xuyên nhất. Với những tác vụ ngoài dự kiến, bộ phận tiếp xúc với khách hàng cần nắm sơ đồ tổ chức của công ty để trước mặt khách hàng hỏi được thời hạn này. Người nhận được câu hỏi cũng cần được huấn luyện để thời hạn mình đưa ra là chính xác.
Bước 5: khắc phục đúng thời hạn cam kết
Cả doanh nghiệp cần được huấn luyện điều này là tối quan trọng đối với khách hàng và tương lai của doanh nghiệp.
Bước 6: cập nhật sau khi khắc phục
Người cập nhật khắc phục nên là quản lý cấp trên của người nhận khiếu nại. Khách hàng đánh giá rất cao điều này.
Hệ thống thông tin và quản lý dịch vụ cũng được thông suốt.
Bước 7: tặng quà cám ơn
Một món quà nhỏ sẽ khiến khách hàng hiểu chúng ta thực sự trân trọng lời góp ý của khách hàng. Lưu ý, chỉ tặng quà sau khi đã khắc phục. Khách hàng liên hệ với chúng ta vì mong đợi vấn đề của họ được xử lý, chứ không vì món quà.
Lưu ý 2: đây là món quà cám ơn. Không nên là món quà xin lỗi.
Một công ty khôn ngoan nên có ngân sách cho việc này và có quy trình để sử dụng nó, không cần phê duyệt mỗi lần. Trong ví dụ của Amazon nêu trên. Nếu kỳ vọng 100% giao hàng đúng hạn, thì thời gian cam kết có thể lên tới 30 ngày. Và khách hàng sẽ chuyển sang mua nơi khác.
Khi chấp nhận 1 tỷ lệ vi phạm thời hạn cam kết và tặng quà cám ơn (không nhất thiết 100% giá trị món hàng), thì Amazon có thể cam kết thời hạn giao hàng ngắn hơn. Tăng tính cạnh tranh. Đó là chưa kể đến Amazon tận dụng những cơ hội để tạo ra những câu chuyện truyền miệng.
Bước 8: khắc phục trong hệ thống để không lặp lại.
Khách hàng sẵn sàng tha thứ cho chúng ta khi chúng ta sai.
Nhưng khách hàng sẽ không tha thứ cho chúng ta khi chúng ta lặp lại sai lầm. Điều đó chỉ khẳng định chất lượng của chúng ts thực sự tệ. Đó hóa ra không phải là một tai nạn.
———
Tỷ lệ khách hàng ở lại với chúng tôi (thể hiện qua việc duy trì gói dịch vụ, mua thêm dịch vụ mới và giới thiệu khách hàng mới) tăng lên gấp đôi sau 3 năm chúng tôi triển khai quy trình này.
Hy vọng bài viết sẽ giúp được mọi người.
Tác giả: Lê Hoàng Hải
Tags: khách hàng than phiềnxử lý khiếu nại của khách hàng

Cùng Chủ đề

Vì sao TTCK Việt Nam lại có thông lệ đánh chiêng?

Vì sao TTCK Việt Nam lại có thông lệ đánh chiêng?

Lý Xuân Hải
27/02/2021, 19:09

Mỗi lần có thành viên mới chào sàn chứng khoán thì hay có vụ đánh chiêng chào mừng, nhưng chắc...

05 năm tới bất động sản nơi nào sẽ hot?

05 năm tới bất động sản nơi nào sẽ hot?

Minh Dự
27/02/2021, 17:18

Hai bữa nay có 02 bạn hỏi mình giờ có 1 tỷ thì nên đầu tư chỗ nào tốt. Họ...

Vì sao Thái Sơn Hội, câu lạc bộ thương gia nổi tiếng nhất Trung Quốc tự giải thể?

Vì sao Thái Sơn Hội, câu lạc bộ thương gia nổi tiếng nhất Trung Quốc tự giải thể?

Anh Hoa
27/02/2021, 12:13

Truyền thông Trung Quốc từng viết, Phương Tây có Hội Tam điểm, Hội Đầu lâu..., Trung Quốc có Thái Sơn...

MicroStrategy – Công ty nắm giữ lượng Bitcoin nhiều nhất trên thế giới là ai?

MicroStrategy – Công ty nắm giữ lượng Bitcoin nhiều nhất trên thế giới là ai?

Cao MInh
27/02/2021, 11:59

Đầu tháng này, Tesla đã làm chao đảo thị trường tiền ảo khi tiết lộ khoản đầu tư đến 1,5 tỷ...

Giá bất động sản thế nào gọi là “sốt ảo” hay “sốt thật”?

Giá bất động sản thế nào gọi là “sốt ảo” hay “sốt thật”?

Nguyễn Quang Hiếu
26/02/2021, 15:47

“Khi bạn quyết định mua bất động sản thì bạn phải hiểu bạn đang mua giá lúc này nhưng của...

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook Twitter Instagram
VietnamBusinessInsider

Công ty TNHH Truyền thông Quảng cáo Người Đồng Hành
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Đăng Hùng
ĐC: 05 Đường 2A, P.Long Bình, Q.9, TP.HCM
Hotline: 077 9744 666 - Email: vietnambusinessinsider@gmail.com
Giấy phép thiết lập MXH số 477/GP-BTTTT cấp ngày 05/11/2019

Diễn Đàn

  • Insight Vietnam
  • Chuyện thương trường
  • Quản trị
  • Hồ sơ Doanh nhân
  • Công nghệ
  • Phong cách

Dành cho thành viên

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Hợp tác Truyền thông

© 2020 VietnamBusinessInsider

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Đăng ký thành viên
  • Diễn đàn
    • Insight Vietnam
    • Chuyện thương trường
    • Quản trị
    • Hồ sơ Doanh nhân
    • Công nghệ
    • Phong cách
  • Thỏa thuận sử dụng

© 2020 VietnamBusinessInsider

Chào mừng bạn trở lại!

Login to your account below

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản mới

Fill the forms bellow to register

Trường bắt buộc. Đăng nhập

Lấy lại mật khẩu

Please enter your username or email address to reset your password.

Đăng nhập